jeudi 1 décembre 2011

Anh Huy

Dân tộc Sinh tồn
Phần 3


Mỹ Tư Bản dội hai trái bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima &Nagasaki, sức tàn phá khủng khiếp. Nhật Hoàng Hirohito xin đầu hàng vô điều kiện vào ngày 10. 8. 1945. Đệ II Thế Chiến chấm dứt.
Phe Đồng Minh cầm chắc chiến thắng trong tay, nên trong cuộc họp ngày 04.2.1945 tại Yalta, giữa Tổng Thống Mỹ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill và Chủ Tịch Liên-Sô Staline trù liệu việc cắt chia các lãnh thổ, thuộc địa trên thế giới mà phe Trục chiếm lãnh được trong cuộc chiến để chia phần thụ hưởng.
Chiếu theo quyết định của Đồng Minh trong Hội nghị Postdam từ ngày 17.7. 1945 đến ngày 02.08.1945 :
Đông Dương gồm Việt Nam ( Bắc, Trung, Nam Kỳ ), Ai-Lao, Cao Miên, từ vĩ tuyến 16 trở lên giao cho Trung Hoa Dân Quốc chiếm đóng để giải giới Quân Phiệt Nhật, từ vĩ tuyến 16 trở xuống giao cho Anh Đế Quốc tiếp thu, liên quân Anh Ấn trách nhiệm chiếm đóng và giải giới Quân Phiệt Nhật.

Liên hệ trực tiếp với tổ chức OSS ( tiền thân CIA-Mỹ ), lại được cả tình báo Liên-Sô thông tin và chỉ đạo. Ngay từ mùa hè 1945, Tư Bản Mỹ cung cấp quân viện cho Việt Minh bằng cách thả xuống chiến khu Tân Trào 5000 khí giới đủ loại gồm : 3000 súng máy và súng Carbines, 1000 súng lục Colt 45 ; 600 súng Thompson và một số Mortiers và Bazokas dùng để trang bị
cho lực lượng vũ trang Việt Minh, chuẩn bị vai trò phụ trợ trong việc tước khí giới quân Nhật .
Dựa vào Tư bản Mỹ và Cộng sản Liên sô, cộng thêm sự hổ trợ của Đảng Cộng Sản Trung Hoa đang được phục hồi sinh lực.
Nắm rõ tin tức tình báo nhờ phối hợp giữa OSS ( tiền thân CIA ) và KGB, biết trước biến chuyển quân sự chính trị sẽ xãy ra trên khắp bán đảo Đông Dương khi Quân phiệt Nhật đầu hàng Tư bản Mỹ.
Đảng Cộng Sản Việt Nam chụp ngay lấy thời cơ, bằng các lớp lang xảo thuật chính trị, dưới dạng hình thức Đoàn kết Dân tộc, liên hiệp tất cả các Tổ chức và Đảng phái Quốc gia qua lá bài Mặt Trận Việt Minh, tác động quần chúng khắp ba miền Bắc Trung Nam vùng lên đấu tranh cách mạng .
Đảng Cộng sản VN áp dụng đúng nguyên lý của Lénine và Mao là phải cướp chính quyền bằng súng và bằng bất cứ giá nào phải đoạt ngay chính quyền.
Ngày 13.3.1945 họp hội nghị ở Tân Trào, thành lập Uỷ Ban Khởi Nghĩa Toàn Quốc và ra Quân Lệnh số 1, đồng thời đưa ra 3 điểm tiên quyết :
1- Tước khí giới Quân Phiệt Nhật trước khi Quân đội Đồng Minh đến VN.
2- Cướp chính quyền trong tay Nhật, lật đổ Triều Nhà Nguyễn phong kiến, hạ bệ Hoàng đế Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim.
3- Đại diện nhân dân Việt Nam tiếp đón Đồng Minh.

Khởi đầu tại Hà Nội vào ngày 18.8.1945, Mặt Trận Việt Minh, tung các lực lượng chính trị của mình tổ chức biểu tình, khích động cướp Chánh quyền ...
Từ Bắc chí Nam tình hình sôi động đến cực độ. Tại Huế, Thủ tướng Trần Trọng Kim thân Nhật từ chức. Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn Gia Miêu .
Trong tình huống này, Lực lượng duy nhất có thể đối đầu với Cộng Sản VN núp dưới bóng Việt Minh là Liên Minh Quốc Dân Đảng. Vào đêm 19.8.45, một buổi họp khẩn cấp được triệu tập tại Tổng Bộ VNQDĐ. Phía VNQDĐ, có Quý vị Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn, Lê Khanh ... Phía Đại Việt QDĐ có nhà Cách Mạng Trương Tử Anh và Ông Phạm Khải Hoàn ...
Liên Minh Quốc Dân Đảng có sẳn 300 súng và hằng trăm cán bộ tập trung ở trường tiểu học Hàng Kèn Hà Nội để chờ lệnh cướp chính quyền. Ở Hà Đông, Quản Dưỡng, VNQDĐ làm chủ tình hình, chỉ cần Liên Minh QDĐ tại Hà Nội hành động trong đêm 19.8.1945 thì Việt Minh và Cộng Sản núp bóng trở tay không kịp. Bởi vì, Ủy ban Cách Mạng của Việt Minh không có lực lượng quân sự hổ trợ ; từ chiến khu ở tận miền thượng du, Giải phóng quân Việt Minh chưa kịp về Hà Nội. Đây chính là một khúc mắc lịch sử mãi đến ngày nay vẫn chưa
được giải bày .
Tuy nhiên, sự án binh bất động trong thời điểm lịch sử, khi mà cờ đỏ sao vàng được ViệtMinh kéo lên trên phủ Khâm Sai (sau đổi thành Bắc Bộ Phủ) đã khiến Thực Thể Chính Trị Quân Sự của Liên Minh QDĐ mất đi thế thượng phong. Có nghĩa là : Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa không còn nắm giử trong tay mình nữa !

Ngày 2.9.1945,tại Hà Nội nơi vườn hoa Ba Đình, thiết lập bàn thờ Tổ Quốc,cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ Anh, Pháp, Việt treo la liệt khắp mọi nơi. Thiếu tá Archimède Patti, Trưởng Đoàn Tình-Báo Mỹ OSS ( tiền thân CIA ) có mặt trên hàng ghế danh dự, cùng lúc một đoàn phi cơ oanh tạc chiến đấu Hoa Kỳ bay qua không phận Hà Nội, một phân đội hạ cánh lượn thấp,
ngang qua Ba Đình rồi bay khuất. Trong lúc đó, Nguyễn Ái Quốc cán bộ cốt cán của Komintern Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Chủ Nghĩa, thay hình đổi dạng qua cái tên mới là Hồ Chí Minh, tuyên đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng thời ra mắt thành phần chính phủ, đa số là cán bộ Cộng sản nắm giử các bộ quan trọng như :
– Hồ Chí Minh, Chủ tịch kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại giao.
– Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng bộ Nội vụ.
– Chu Văn Tấn, Bộ trưởng bộ Quốc phòng.
– Trần Huy Liệu, Bộ trưởng bộ Thông tin Tuyên truyền.
– Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng bộ Tài chánh.
– Cù Huy Cận, Bộ trưởng không giử bộ nào ( Quốc vụ Khanh ).

Hình ảnh Sĩ quan Tình báo Mỹ ngồi chễm chệ ở hàng ghế danh dự trên khán đài bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lại thêm một đoàn phi cơ oanh tạc của Mỹ bay qua Hà Nội, lượn ngang Ba Đình ngay lúc Việt Minh cử hành lễ tuyên đọc bản tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cho dù bảo rằng là dàn cảnh, nhưng sự việc trên đã tạo thêm Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa cho Việt Minh, giữa lúc những toan tính chính trị quân sự một chiều của Đồng Minh thắng trận sắp sửa áp đặt vào tiền đồ Tổ Quốc Việt Nam !
Trong thời điểm tranh tối tranh sáng vừa chấm dứt Thế Chiến, đa số quần chúng nồng nhiệt ủng hộ VM, chắc hẳn đã nhận thức một cách thật giản dị rằng :
Máy bay và quân sĩ của Đại Cường Quốc Mỹ, đứng đầu Đồng Minh chiến thắng Đệ II Thế Chiến rõ ràng hậu thuẩn Việt Minh, nên đã hiện diện trong ngày lễ tuyên cáo độc lập khai sinh nước VNDCCH !

Hoặc giả, vì lý do bảo tồn lực lượng, tránh đổ máu vô ích trong giai đoạn cẩn trọng. Đằng khác,việc lượng định sự ủng hộ của quần chúng chính là điều kiện tiên quyết, nên Liên Minh QDĐ án binh bất động ?!
Hoặc giả, Việt Cách và Việt Quốc phải chờ sự quyết định tối hậu của các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam . Bởi vì,các vị ấy hiện còn đang có mặt trên đất Trung Hoa chưa kịp về, nên Liên Minh QDĐ án binh bất động ?!
Hoặc giả, ván cờ chính trị đánh đổ Thực dân Pháp, quyết dành độc lập cho tổ quốc quê hương trước khi Thế Chiến Thứ Hai kết liễu, các đảng phái Quốc gia đã quá mặn nồng với nước cờ "Đại Đông Á", cho nên khi Nhật Quân phiệt đầu hàng Đồng Minh, thế cờ vỡ lở, Liên Minh QDĐ buộc lòng án binh bất động ?!

Một tuần sau, từ Hoa lục, do hai ngả Vân Nam và Quảng Tây, tám sư đoàn Quân đội Trung Hoa Dân Quốc, thuộc các quân đoàn 53,93 và 60, gồm lính chính quy trung ương và lính địa phương Lưởng Quảng, trên 80 ngàn bộ binh tác chiến cộng thêm 50 ngàn mã phu và dân công phụ dịch, ồ ạt kéo qua chiếm đóng Bắc Việt .
Dưới quyền thống lĩnh của Thượng tướng Lư Hán thuộc phe Vân Nam, phụ tá có Tướng Chu Phúc Thảnh thuộc phe Trùng Khánh và Tướng Tiêu Văn thuộc phe Quảng Tây, thuộc hạ Tướng Trương Phát Khuê.
Tướng Tiêu Văn chỉ huy cơ quan " VN Cách Mạng Chỉ Đạo Thất" nhiệm vụ chính là giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ của VN. Tướng Trương Phát Khuê chỉ thị cho ông phải thành lập một chính phủ thân Trung Hoa Dân Quốc (Tam Dân Chủ Nghĩa) do các đảng viên VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội và VN Quốc Dân Đảng tham gia điều khiển.
Tháp tùng theo Quân đội Trung Hoa Dân Quốc ( Tam Dân Chủ Nghĩa ) trở về VN, có các nhà cách mạng VN hoạt động từ lâu trên Hoa Lục chống lại Thực dân Pháp như cụ Nguyễn Hải Thần, ông Vũ Hồng Khanh, ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam thuộc các đảng VN Cách Mệnh Đảng (Việt cách) và VN Quốc Dân Đảng ( Việt quốc ) cùng với lực lượng đảng viên võ trang hậu thuẩn .

Ngày 12.9.1945, Sư đoàn 20 của Liên quân Anh-Ấn dưới quyền chỉ huy của Tướng Graccy cùng Trung đoàn 9 và 11 của Pháp Thực dân vừa được tái võ trang tại Calcutta được điều động đến SàiGòn để tước khí giới Quân phiệt Nhật .
Vừa đến phi trường Tân sơn Nhứt, Tư lệnh lực lượng Anh Đế quốc, tướng Douglas. D. Graccy tuyên bố :
" Vấn đề Đông Dương thuộc quyền của nước Đại Pháp. chỉ vài tuần nữa Nước Pháp trở lại cầm quyền Đông Dương về quân sự lẫn dân sự.

Sài Gòn và các vùng phụ cận rơi vào tình trạng khẩn trương, nhiều trận đụng độ đã xảy ra, khiến Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo phát động phong trào, kêu gọi toàn dân chuẩn bị cuộc kháng chiến chống lại mưu toan chiếm lĩnh lại Nam Kỳ của Thực dân Pháp.
Đứng trước hiện tình Nam Kỳ rối động bởi Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ do Chủ tịch Trần Văn Giàu cán bộ Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế dựt giây.
Cảm hóa bởi chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh, Thủ lãnh Tư Thiên thuộc Lực lượng Bình Xuyên quyết định mang Bộ đội An Điền do Ông Chỉ huy, gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng, tạo nên tư thế quân sự độc lập với Việt Minh trong cuộc kháng chiến chống lại Thực dân Pháp mưu toan tái chiếm Nam Kỳ .

Sau 10 ngày Chính phủ Hồ Chí Minh ra mắt công chúng tại vườn hoa Ba Đìnhngày12.9.1945 đội quân tiền phương Trung Hoa Dân Quốc đến Hà Nội .
Ngày 28.9.1945, tướng Lư Hán ra cáo thị :
" Theo lệnh của Chỉ huy tối cao quân lực Đồng Minh, Thượng tướng Chỉ huy trưởng Đệ nhất Phương diện Quân Trung Hoa nhập Việt để giải giới và hồi hương quân Nhật Bản tại miền Bắc 16 độ vĩ tuyến.
Quân Trung Hoa không có mục đích xâm chiếm Việt Nam mà chỉ đến với tư cách bạn để giử trật tự và tái lập hòa bình.
Quân đội Trung Hoa tạm kiểm soát các công sở dân sự và quân sự.
Tất cả công chức phải tiếp tục công việc như cũ (...)
Ký tên : Thượng tướng Lư Hán,
Chỉ huy trưởng các lực lượng Trung Hoa chiếm đóng.

Trên bình diện chính trị quốc tế, Trung Hoa Dân Quốc không công nhận Chính phủ Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Tuy nhiên về mặt chính trịngoại giao trực diện, tướng Lư Hán và cộng sự vẫn liên lạc với chính phủ Việt Minh, để giải quyết những vấn đề tiếp vận và trật tự an ninh trên toàn lãnh thổ trực thuộc quyền chiếm đóng của Quân đội Trung Hoa Dân Quốc.
Đến Hà Nội, Tướng Tiêu Văn bất mãn việc chụp thời cơ chiếm chính quyền của Mặt trận Việt Minh. Hồ Chí Minh và phe cánh dựa vào OSS (tiền thân CIA) và Tình báo KGB Liên Sô, hạ thủ trước làm biến động tình hình chính trị cả ba miền VN, nhất là tại Hà Nội. Hành động qua mặt cơ quan " Việt Nam Cách Mạng Chỉ Đạo Thất " là điều Tướng Tiêu Văn và các lãnh tụ Việt Cách, Việt Quốc không chấp nhận được.
Dù có chủ đích, Quân đội Trung Hoa Dân Quốc không dám ra tay lật đồ chính phủ Việt Minh vì ngại Tư bản Mỹ và Cộng Sản Liên sô phản ứng.
Mặt khác, 370 ký lô vàng và 20 triệu bạc Đông Dương mà Chính phủ VM thu được trong Tuần Lễ Vàng từ ngày 11.9.45 dúng để lập Quỹ Độc Lập, Hồ Chí Minh bí mật mang đi hối lộ nhằm mua chuộc Tướng Lư Hán và Tướng Tiêu Văn thay đổi đường lối chính trị có lợi cho Việt Minh .
Tướng Tiêu Văn đề nghị thành lập một Chính phủ Liên hiệp Lâm thời giữa Việt Minh , Việt Quốc, Việt Cách và thành phần nhân sĩ trung lập .

Tình hình Nam Kỳ tồi tệ kể từ ngày 5.10.1945, khi Đại tướng Leclerc cùng bộ tham mưu đáp phi cơ đến SàiGòn đảm nhiệm chức Tổng tư lệnh Quân đội Viễn chinh Pháp ở Viễn đông, và tạm kiêm nhiệm quyền Cao ủy Pháp thực dân tại Đông Dương.
Ngày 10.10.1945, Tướng Leclerc bắt đầu mở những cuộc hành quân tảo thanh VM, nới rộng vòng đai an ninh chung quanh SàiGòn và khắp miền Lục Tỉnh, tái chiếm gần trọn Nam Kỳ đẫy lực lượng kháng chiến rút lui về miệt bưng biền.
Ngày 23.10.1945 Tướng Salan sang VN, được cử làm Chỉ huy trưởng các Lực lượng Quân sự Pháp ở Bắc Kỳ và ở Trung Hoa, kiêm Đại Diện chính thức của Đại Tướng Leclerc bên cạnh Thượng Tướng Lư Hán Tư lệnh các Lực lượng Trung Hoa Dân Quốc chiếm đóng miền bắc Đông Dương.
Ngoài ra, nhiệm vụ chính yếu của Tướng Salan là thương nghị với đầu nảo Trung Hoa Dân Quốc ở Trùng Khánh để Thực dân Pháp trở lại Bắc Kỳ thay thế Trung Hoa Dân Quốc.
Thực dân Pháp chủ trương trả Tô giới và nhiều quyền lợi khác cho Trung Hoa Dân Quốc để đổi lấy Đông Dương, nên ngày 19.12.1945 tướng Salan đến Trùng Khánh thương thuyết, kết quả : Quân đội Trung Hoa Dân Quốc chấp thuận rút khỏi Đông Dương, quân đội Thực dân Pháp trở lại thay thế.
Quyết định của Thống Chế Tưởng Giới Thạch không làm hài lòng các Tướng lãnh Lưởng Quảng và Vân Nam muốn chiếm đóng miền bắc Đông Dương lâu dài để trục lợi.
Bởi vậy, trong cuộc gặp gỡ Tướng Salan, một Đại tá thuộc bộ Tham mưu Trùng Khánh đã thốt ra câu :
" Thật là khó chịu cho chúng tôi phải trả lại Đông Dương cho quý ngài. Đã từ lâu, trong bao thế hệ, chúng tôi đã coi Đông Dương như một thuộc quốc của Trung Hoa, giống như Mông Cổ, Tây Tạng vậy ! "

Đứng trước cuộc diện Đông Dương manh nha biến đổi,Việt Minh,Việt Cách và Việt Quốc ngưng chống đối bài xích nhau, chấp nhận đề nghị của Tướng Tiêu Văn thành lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời.
Ngày 1.1.1946, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời ra mắt quốc dân với thành phần như sau :
– Hồ Chí Minh ( VM ), Chủ tịch.
– Nguyễn Hải Thần ( VNCMĐMH ), Phó Chủ tịch.
– Huỳnh Thúc Kháng ( Nhân sĩ, Trung lập ), Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
– Phan Anh ( Nhân sĩ, Trung lập ), Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
– Lê Văn Hiến ( VM ), Bộ trưởng Bộ Tài chánh.
– Đặng Thái Mai ( VM ), Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
– Vũ Đình Hoè ( Dân chủ / thân VM ), Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
– Trần Đăng Khoa ( Dân chủ / thân VM ), Bộ trưởng Bộ Giao thông.
– Nguyễn Tường Tam ( Đại Việt Dân chính ), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
– Chu Bá Phượng ( VNQDĐ ), Bộ trưởng Bộ Kinh tế.
– Trương Đình Chi ( VNCMĐMH ), Bộ trưởng Bộ Xã hội.
– Bồ Xuân Luật ( VNCMĐMH ), Bộ trưởng Bộ Canh Nông.
Yếu tố cho sự liên hiệp này không phải hoàn toàn do áp lực của Tướng Tiêu Văn. Việt Minh, Việt Cách và Việt Quốc qua tin tình báo riêng, đều biết rõ vai trò của Trung Hoa Dân Quốc sắp được Thực Dân Pháp thay thế .
Nam kỳ và Nam Trung Kỳ đã lọt vào tay Pháp, không sớm thì chày Tướng Leclerc sẽ đổ quân ra tái chiếm Bắc kỳ.
Để đối phó tình thế chính trị, quân sự do Thực dân Pháp chủ động gây ra, nhằm bóp chết nền độc lập non trẻ mà Hồ Chí Minh vừa nhân danh Chủ Tịch tuyên cáo trước Quốc dân VN. Cho dù biết rõ chân tướng Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc cán bộ Komintern Đệ tam Quốc tế Cộng sản trá hình và VM hoàn toàn do Cán bộ Cộng Sản dựt giây. Việt Cách và Việt Quốc vẫn chấp nhận tham gia chính phủ Liên hiệp mặc dù đa số VM nắm giử vai trò then chốt.
Đằng khác, sau khi đổi chác bắc Đông Dương cho Thực dân Pháp, Trung Hoa Tam dân Chủ nghĩa thu hoạch những quyền lợi thực tiễn như sau :
– Pháp trả lại các tô giới Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Quảng Châu
Văn mà Pháp chiếm được theo hiệp ước 1860.
– Pháp nhượng lại chủ quyền đường Hoả xa Vân Nam nằm trong địa phận
Trung Hoa thuộc hệ thống đường hoả xa Hà Nội- Vân Nam.
– Pháp thỏa thuận cho Trung Hoa Dân Quốc được sử dụng hải cảng Hải
Phòng để chuyên chở hàng hoá miễn thuế quan xuyên lãnh thổ Bắc Kỳ qua
Vân Nam.
– Ngoài ra còn những quyền lợi khác không công bố.
Cho nên, việc hổ trợ Việt Cách và Việt Quốc được vạch ra khi thành lập
cơ quan " VN Cách Mạng Chỉ Đạo Thất " không còn lý do tồn tại nữa !

Để tiếp tục cuộc đấu tranh cho nền độc lập và vẹn toàn lãnh thổ VN . Việt Cách và Việt Quốc đã chọn con đường liên hiệp với VM.
Sự liên hiệp chỉ là một bước thoái bộ chẳng đặng đừng của VM, để rồi sau đó họ tiến lên ba bước. Ngày 6.1.1946, VM thúc đẩy Chính phủ Liên hiệp Lâm thời tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc.
Đất nước đang lâm vào cảnh dầu sôi lửa bỏng, một cuộc tổng tuyển cử tổ chức khắp Bắc Trung Nam, thời gian chỉ 5 ngày mà kết quả mỹ mãn : 333 đại biểu được bầu vào Quốc hội.
Các Đảng phái đã tiên liệu ma thuật bùa phép của VM sẽ tung ra cho kết quả cuộc bầu cử nên tẩy chay không tham dự.
Tuy nhiên, trò ma thuật bùa phép ấy rơi ngay vào thời điểm Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, vẫn tác động vào bầu nhiệt huyết của quần chúng quyết tâm nắm giử nền độc lập của đất nước vừa tuyên cáo, trước họa tái xâm lăng Đông Dương của Thực dân Pháp !
Buồi đại hội khoáng đại Quốc hội được tổ chức vào ngày 2.3.1946 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội với sự tham dự của 300 đại biểu, vắng mặt 33 đại biểu Nam Bộ vì trở ngại xa xôi, không kịp ra Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn bộ thành phần chính phủ đều có mặt, chỉ riêng Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần cáo bệnh không đến dự.
Sự cáo bệnh của Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần không tham dự, có thể là thái độ bất mãn của Lảnh tụ VNCMĐM trước những đòn phép chính trị trí trá của VM trong việc dàn dựng Quốc Hội hiện hành.
Bởi vậy, một sự kiện xem như bất ngờ xảy ra nhưng chắc chắn đã dàn xếp và thỏa thuận trước :
Sau khi tuyên bố khai mạc quốc hội, Hồ Chí Minh đề nghị mở rộng thêm 70 ghế đại biểu dành riêng cho các đảng phái. Đại hội vỗ tay hoan nghênh. Tức thì, 70 vị đại biểu của các đảng phái từ ngoài tiến vào trong hội trường, ngồi vào những hàng ghế dành riêng cho họ.Hồ Chí Minh tường trình những thành quả của Chính phủ Liên hiệp Lâm thời trong thời gian vừa qua, tiếp đến tuyên bố Chính phủ Liên hiệp Lâm thời từ chức, trao quyền cho Quốc hội cử một chính phủ mới phù hợp với hiện tình khẩn trương của đất nước.
Quốc hội chấp thuận sự từ chức của Chính phủ Liên hiệp Lâm thời và suy cử Hồ Chí Minh vào chức Chủ tịch và Nguyễn Hải Thần vào chức Phó Chủ tịch, thành lập Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. Ngay sau đó, Hồ ChíMinh giới thiệu nguyên thành phần Chính phủ Lâm Thời vào Chính phủ mới.
Tiếp đến, Hồ Chí Minh công bố việc thành lập Ủy ban Kháng chiến toàn quốc do Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch và Công dân Vĩnh Thụy (cựu Hoàng Bảo Đại) làm chủ tịch đoàn Cố vấn.
Quốc hội thành lập Ban Thường trực do Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban và đề cử một Uỷ ban soạn thảo Hiến Pháp.

Mặc dù Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã liên minh quân sự và chính trị trong Mặt trận Quốc Dân Đảng, được thành lập từ đầu tháng 8 năm 45 khi Nhật quân phiệt đầu hàng Tư bản Mỹ. Sự liên kết chiến lược giữa các đảng phái đượm tình dân tộc, xu hướng quốc gia, nhằm chận đứng mọi mưu toan áp đặt chủ nghĩa ngoại lai, phi dân tộc, phản tổ quốc vào cuộc đấu tranh dành lại Tự
do Độc lập cho Quê hương .
Được sự tín nhiệm của tất cả thành viên Mặt trận Quốc Dân Đảng, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh được bầu giữ chức Chủ tịch, lãnh tụ Vũ Hồng Khanh giữ chức vụ Tổng Thư Ký và lãnh tụ Nguyễn Tường Tam giữ chức Bí Thư Trưởng .
Thế nhưng, trong khi hầu hết các lảnh tụ Việt Cách và Việt Quốc thỏa thuận hòa hợp với VM trong việc tham gia vào Chính phủ Liên hiệp Lâm thời thì không có sự tham dự của Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh và các cán bộ ĐVQDĐ !
Ngược lại, trước đó vào tháng 10.1945, Bộ đội An Điền ĐVQDĐ liên minh cùng Lực lượng Bình Xuyên tạo nhiều tổn thất nặng nề cho Quân đội Pháp trên các trục lộ giao thông SàiGòn-Vũng Tàu, SàiGòn-
Gò Công và SàiGòn-Biên Hòa -Định Quán. Địa bàn hoạt động của Bộ Đội An Điền trải rộng từ rừng sát Vũng Tàu - Gò Công xuyên qua vùng rừng cao su Biên Hòa tiếp cận đến vùng rừng lá Định Quán, uy hiếp toàn bộ mặt đông bắc SàiGòn.
Nhận định được địa thế chiến lược, thuận lợi cho việc xây dựng liên chiến khu kháng chiến chống Thực dân Pháp lâu dài. Cũng như kiện toàn hàng ngũ đảng phái Quốc Gia, phát động và triển khai chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn cùng khắp xứ Nam Kỳ. Đối phó lại mọi gian mưu
xảo kế của Cộng sản VN, lợi dụng Mặt Trận Việt Minh trong cuộc đấu tranh dành độc lập nhưng mục tiêu tối hậu là áp đặt Chủ Nghĩa Cộng Sản ngoại lai sắt máu trên toàn thể quê hương. Bởi thế, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh quyết định điều động một số cộng sự viên cốt cán vào Nam tăng cường ban lãnh đạo Xứ ủy Miền Nam.
Dự bị một cuộc chiến chống Thực dân Pháp lẫn Cộng sản VN thế nào cũng sẽ xãy ra. Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh chỉ thị thành lập Trường Lục Quân Yên Bái-Chapa, chiến khu Di Linh-Thanh Hóa nhằm mục đích quy tụ các lực lượng quân sự của các đảng phái đượm tình Quốc gia Dân tộc thành lập quân đội Quốc Dân Quân.
Qua những dữ kiện trên, chứng tỏ Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh không chấp nhận sự mặc cả, sang nhượng Tổ quốc Dân tộc VN như một món hàng ! Cái trò bỉ ổi đó hiện đang được Cường quyền quốc tế, Thực dân Pháp, Tư bản Mỹ,Trung Hoa Dân quốc,Cộng sản Liên Sô mang ra hành sử.Thỏa hiệp giữa Đế quốc Anh và Thực dân Pháp mở đường cho Pháp trở lại Đông Dương dưới vĩ tuyến 16, rồi đến Thỏa hiệp Trùng Khánh giữa Thực dân Pháp và Trung Hoa Dân Quốc khai thông cho Pháp đổ bộ vào miền bắc Đông Dương, hình bóng Tư bản Mỹ và Cường quyền Quốc tế hiện thực rõ ràng trong cuộc mua bán đổi chác đó !

Được huấn luyện để trở thành cán bộ cốt cán của Komintern Đệ Tam Quốc Tế, Hồ Chí Minh chính là tên tay sai trung thành của Trùm Đỏ khát máu Staline. Cho nên, trước tình huống nghiệt ngã đưa đến cho quê hương, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản VN vẫn làm lơ, chỉ đặt quyền lợi của Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế lên trên hết.Tư bản Mỹ và Cộng sản Liên Sô điều đặt nặng trọng tâm vào tình hình Trung Hoa. Chiến sự Quốc Cộng diễn ra trên lục địa Trung Hoa càng lúc càng quyết liệt.
Trong chiều hướng đó, cả Tư bản Mỹ và Cộng Sản Liên Sô điều muốn Đông Dương tạm thời ổn định trong giải pháp Liên Bang Đông Dương do Thực dânPháp đề ra .
Chính đó là điều kiện căn bản mà Thỏa ước Sơ bộ ngày 06.03.1946 được ký kết giữa Sainteny Đại diện Chính phủ Pháp và Hồ Chí Minh,Vũ Hồng Khanh Đại diện Chính phủ VNDCCH.
Việc Thực dân Pháp đưa quân đội trở lại VN được hợp thức hóa qua Thỏa ước Sơ bộ có cả chử ký của Lãnh tụ Vũ Hồng Khanh, Tổng Thư Ký-Mặt Trận Quốc Dân Đảng là một quả bom oan nghiệt phá vỡ Liên Minh !
Chủ trương quỳ lụy cầu hòa Thực dân Pháp để triệt hạ đường hướng đấu tranh chính đáng của các đảng phái Quốc gia Dân tộc, mưu đồ áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản xuống đầu Dân tộc trong tương lai. Nhưng,Võ Nguyên Giáp
với giọng điệu Cộng sản trơ trẻn đã ngụy biện như sau :
" Chúng ta đã chọn giải pháp điều đình để tạo nên những điều kiệnthuận tiện cho cuộc chiến đấu dành Độc Lập hoàn toàn (...) Năm 1918, nước Nga đã ký hiệp ước Brest-Litovsk để chận đường tiến quân của Đức và củng cố quân đội và chính trị trong thời gian ngưng chiến, chẳng phải do hiệp ước đó mà nước Nga trở thành hùng mạnh đó không ?

Trong bản tuyên ngôn thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng vào năm 1939 xuyên qua Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn đã ghi ấn rõ ràng và được Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh tuyên đọc trước quốc dân như lời nguyện thề son sắt :
" ... Những thành tích vẻ vang trong lịch sử tiến hóa của dân ta đã chứng rằng dân ta có đủ các đức tính và năng lực để trở nên một dân tộc rất mực hùng cường trên thế giới.
Nhưng rủi thay trên đường tiến hóa, dân ta còn phải trải qua một cảnh điêu tàn nữa.
Vào cuối thế kỷ XIX, làn sóng Tây phương ào ạt tràn sang Đông Á ngày càng dữ dội.
Người Tây phương đòi thông thương giao dịch, bắt mộ phu; xây, khai hải cảng rồi chiếm đất đai để cướp lấy thị trường cùng nguyên liệu. Cuộc sống đang yên ổn thái bình bỗng biến thành trường tranh đua cướp dựt của quân đi xâm lăng. Hầu hết các nước Đông Phương lần lượt dắt díu nhau chìm trong vòng nô lệ, và sức người không địch nổi vũ khí tối tân. Nước ta cũng chung một số phận với các nước xấu số ấy.
Già nửa thế kỷ ở dưới quyền thống trị của Đế quốc Pháp, nước ta bị coi là một kho nguyên liệu, một thị trường tiêu thụ và một lò nhân công rẻ tiền. Họ vơ vét sạch nguồn lợi, lại giam hãm dân tộc ta trong vòng lạc hậu về văn minh, kỹ nghệ.
Đến như nghề nông là căn bản của nền kinh tế quốc gia cũng hết đường phát triển. Trình độ sinh hoạt của dân ta vì thế mà càng ngày càng thấp kém. Họ lại đầu độc nhân tâm và bại hoại phong hóa, chia rẽ Bắc Nam đề dễ bề cai trị. Dùng lợi lộc để mua chuộc hạng người ti tiện tham lam để đêm ngày rình mò săn đón, gây nên trong nước cái phong khí rất đê hèn là do thám và nghi kị lẫn nhau. Các bậc anh tài có khí phách hào hùng chỉ vì không chịu khuất mà bị tàn sát hay đầy ải điêu linh, còn bọn gian tà, bán nước cầu vinh, không còn biết liêm sỉ là gì, lấy sự chui luồn nịnh hót làm phương kế tiến thân, quay lại giết hại đồng bào, thì tha hồ múa mép dương oai, ngất ngưởng ở nơi cao qúi nhất trên bậc thang xã hội.
Đế quốc Pháp lại chiếm giữ độc quyền giáo dục và thu vào tay tất cả cơ quan ngôn luận trọng yếu để cầm hãm dân trí và chỉ chuyên luyện nên một hạng trí thức nô lệ dễ bề sai khiến. Óc tự cường đã bị gột sạch, một niềm xu phụ người ngoài, trở lại tự trách mình, coi sự làm tôi mọi cho người là việc dĩ nhiên, không cần biết hổ nhục là gì nữa, cúi đầu cam phận nô tỳ, chỉ chực tranh nhau lấy địa vị một tên đầy tớ cao lương.
Cái kết qủa của mấy mươi năm Pháp thuộc là tài nguyên kiệt quệ, kinh tế điêu tàn, phong hóa suy đồi, tinh thần nô lệ hóa.
Cứ như tình thế đó thì dù về phương diện dân sinh hay dân trí, dân tộc ta đều lâm vào quãng đường cùng. Nếu ta chẳng sớm tỉnh ngộ tìm lối thoát ra thì cái họa diệt vong cũng không còn xa là mấy. "
Tin tưởng tuyệt đối vào khí phách hào hùng của dân tộc chống ngoại xâm dành độc lập từ thời lập quốc đến nay, cũng như không thể đi ngược lại tinh thần bản tuyên ngôn nêu cao Chủ nghĩa Sinh tồn Dân tộc được tuyên đọc trước Quốc Dân trong ngày thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng.
Cho nên, Nhà Cách mạng Trương Tử Anh quyết liệt chống đối Thỏa ước Sơ bộ được ký kết giữa một bên là Sainteny Đại diện Thực dân Pháp, một bên là Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh đồng Đại diện Chính phủ VNDCCH.
Ở đằng sau hậu trường, chính các Cường quốc Đồng Minh thắng trận áp lực đôi bên, ba phía, buộc phải ký Thỏa ước Sơ bộ kết liểu nền độc lập của VN tuyên cáo vừa tròn 6 tháng !
Không chấp nhận sự áp đặt chính trị, quân sự trong việc thi hành các điều khoản ấn định trong Thỏa ước Sơ bộ, thủy chung với Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn do Nhà Cách mạng Trương Tử Anh đề xướng, ĐVQDĐ trở thành một thực thể Chính trị, Quân sự :
- Gây chướng ngại cho việc thực thi sách lược của Đồng Minh.
- Làm đổ vỡ tham vọng của Thực dân Pháp.
- Đập tan mưu đồ thâm độc của đảng Cộng sản VN.
- Chận đứng con đường phản bội của các phần tử Quốc gia đón gió trở cờ.
Tứ phương thọ địch, Nhà Cách mạng Trương Tử Anh vẫn kiên cường lèo lái ĐVQDĐ từ Bắc chí Nam đi đúng vào con đường Sinh tồn Dân tộc mà chính Ông đã sáng suốt vạch ra nhằm xây dựng một tương lai sáng lạn huy hoàng cho Tổ Quốc Việt Nam.
Vào ngày 19.12.1946 khi Quân đội Thực dân Pháp tấn công Hà Nội, toàn dân cả nước vùng lên kháng chiến. Trong cơn bom đạn, dầu sôi, lửa bỏng, chiến tranh Việt Pháp khai mào. Đối phương ra tay hèn hạ ....Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh mất tích giữa lúc cuồng phong bão tố phủ trùm lên quê hương VN, bởi Chủ nghĩa Thực dân vả Chủ nghĩa Cộng sản quần thảo nhau bằng súng đạn dành quyền thống trị Dân tộc VN ta !
Giữa cơn binh đao loạn đả, Nhà Cách mạng Trương Tử Anh, Đảng trưởng ĐVQDĐ biệt tâm vắng bóng !
Nhưng, Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn vẫn là ngọn đuốc, chực chờ bùng lên soi sáng con đường vinh quang cho Tổ quốc Việt Nam ngàn đời .

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire