mercredi 7 décembre 2011

Anh Huy

Căn Nguyên
( Lá bài Phật Giáo )
Khảo luận Chính trị

Phần 4



Vào những năm 1961/62, Tổng Thống J.F.Kennedy đã giải quyết các vấn đề sôi bỏng trên thế giới với những quyết định táo bạo. Vụ phi cơ CU2 bị Liên Sô bắn hạ, tiếp đến vụ Vịnh Con Heo, rồi xảy ra vấn đề Liên Sô toan thiết bị nhiều dàn hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử trên đảo quốc CuBa của Fidel Castro, sát nách lục địa Hoa Kỳ, hăm dọa trực tiếp nền an ninh Hợp Chúng Quốc.

Tối hậu thư của TổngThống Kennedy buộcTrùm đỏ Liên Sô Khrouchtchev tháo gở tức thì nếu không là chiến tranh khai hỏa, khiến nhân loại sống trong lo âu thắc thỏm suốt thời điểm đó. Cũng may, Chủ tịch Khrouchtchev nhượng bộ, chấp nhận tháo gở toàn bộ dàn hỏa tiển đem về nước. Thế giới thoát qua một cuộc chiến tranh nguyên tử trong đường tơ kẻ tóc.

Vấn đề Việt Nam, dưới thời Tổng Thống Kennedy là tiếp tục kế hoạch và đường lối của hai vị Tổng Thống tiền nhiệm Truman và Eisenhower. Như đã trình bày, sau hiệp định Genève 1954 đến 1963 tình trạng Việt Nam không khác gì thời gian 15 phút nghỉ giải lao dứt hiệp đầu của một trận túc cầu.

Thượng Nghị Sĩ Kennedy đắc cử Tổng Thống vào tháng 11.1960, cũng trong thời gian đó MTGPMN được Cộng Sản BắcViệt dựng lên, rồi 11.11.1960 cuộc đảo chánh của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông với sự tiếp tay của vài Chánh đảng Quốc gia. Dù thất bại. nhưng đó là một trong những biến cố gây chấn động cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam của Gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

MTGPMN từ lúc thành lập cho đến cuối năm 1961, về hoạt động quân sự chỉ những trận đánh du kích lẻ tẻ nhắm vào những tiền đồn hẻo lánh, đấp mô, phá cầu, pháo kích vào ấp chiến lược, phục kích những đoàn công xa.Quân đội VNCH tảo thanh, càn quét vào những chiến khu khiến quân Chủ Lực Miền đào thoát, tránh né những cuộc đụng độ. Đồng thời, lực lượng an ninh tình báo VNCH thanh lọc, tiểu trừ và làm tê liệt phần lớn những cơ sở hạ tầng đặc công nằm vùng của Việt Cộng từ cấp ấp xã cho đến quận tỉnh.
Cho nên vào năm 1962, tinh thần Việt Cộng từ khu 5 đến khu 9 miền Tây sa sút trầm trọng đến mức độ Hà Nội phải xét lại nhân sự và kế hoạch của Trung Ương Cục Miền Nam thì bất ngờ khu 8 cứu nguy cho phe Nguyễn Chí Thanh và Lê Duẫn qua trận Ấp Bắc.
Một trận đánh làm lung lay chế độ Đệ Nhất VNCH Ngô Đình Diệm và cả Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ. Nhìn cục bộ thì là một trận nhỏ nhưng vào giửa một tình huống chính trị quốc tế khi cuộc
chiến tranh Lạnh leo thang đến cùng độ, cơ hồ tạo thành cuộc chiến tranh Nóng. Bởi vậy, trận ấp Bắc bổng nhiên đã làm sôi động trên chính trường thế giới.

Tình báoVNCH cho tin một lực lượng Việt Cộng tập trung tại ấp Bắc, một ấp nhỏ thuộc xã Tân Phú, quận Cai Lậy, Tỉnh Định Tường, cách Mỹ Tho 20 Km.
Đại-tá Bùi Đình Đạm lúc bấy giờ là Tư Lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh, theo chỉ thị của Thiếu tướng Huỳnh văn Cao, Tư Lệnh Quân Khu IV huy động đại lực lượng tấn công và do Paul Vann, Trung tá Hoa Kỳ, Cố vấn Sư đoàn 7 BB điều động trực thăng vận UH-IA và CH-21, gồm cả Thiết vận xa M-113, Tiểu đoàn 8 Nhảy dù, 2 Đại đội Biệt Động Quân và Bảo An với quân số khoảng 2500 người.
Trong khi đó, Việt Cộng chỉ có 400 quân gồm một Đại đội thuộc Tiểu đoàn 261 Chủ lực quân khu 8, một Đại đội Địa phương Tỉnh, một Trung đội Địa phương Huyện và một Trung đội trợ chiến.

Trận ấp Bắc, Việt Nam Cộng Hòa bị thảm bại, " Nhảy xuống đầu Việt Cộng, bị Việt Cộng lao lên chém ", rồi từng lớp nhảy tăng viện đều phải đương đầu với trận cận chiến mà Việt Cộng ở thế thuận lợi nhất.
Trận chiến kéo dài từ 06 giờ sáng đến 17 giờ chiều với 5 đợt tấn công, 3 Cố vấn Hoa Kỳ tử thương, 10 bị thương, quân VNCH hy sinh 65 người, 100 bị thương.
Theo tài liệu Cộng sản : Quân đội VNCH chết và bị thương 450 người. Tất nhiên phía Việt Cộng như thông lệ không bao giờ nêu con số thiệt hại của họ.
Bộ Quốc Phòng VNCH thông cáo: Việt Cộng chết 101 người, Cố vấn Hoa Kỳ tổng kết thì Việt Cộng bỏ lại 41 xác chết tại trận địa .

Chiến thắng ấp Bắc chỉ là một chiến thắng chính trị thu lượm được của MTGPMN nhưng thực tế nó không khỏa lấp được nỗi lo âu to lớn và càng ngày càng hiện rõ ở Hà Nội về hiện tình kinh tế , chính trị, quân sự và nội bộ đảng Lao Động ( tức Đảng CS trá hình ).

Tranh chấp giữa hai phe mỗi ngày một trấm trọng, mỗi phe đều dựa vào thế lực Cộng sản ngoại bang giữa Liên-Sô và Trung Cộng. Sau " Chiến thắng Chính trị " ấp Bắc của MTGPMN ( Công cụ của CS Bắc Việt ), Bộ Chính Trị CSBV đã nhìn thấy rõ ảnh hưởng của Bắc Kinh đang ăn sâu trong Trung Ương Cục Miền Nam và những thành phần chưa là Cộng sản như Nguyễn Hữu Thọ và nhất là Khmer Đỏ đã bắt đầu thanh trừng các thành phần " thân CS BV ". Nhóm Pol Pot xích lại gần Trung Cộng và ly khai Cộng sản VN mà trước đây Khmer Đỏ chỉ là một bộ phận trực thuộc Trung Ương Cục R.

Chiến thắng trận ấp Bắc hay thảm bại trận ấp Bắc đều là khởi điểm cho 2 phe toan tính thay đổi sách lược nhằm mở rộng cuộc chiến tranh hay mưu tìm một nền hòa bình cho Việt Nam.

Đầu năm 1963, cả hai miền Nam Bắc đều thắm mệt, đều nghĩ đến một nền hòa bình cho quê hương , đều cố tạo điều kiện trao đổi và gặp gở ngõ hầu thoát ra khỏi gọng kềm của ngoại bang đang đè nặng cả hai miền Nam Bắc qua 2 hình thức : "Chống Quốc Tế Cộng Sản " của bên này, " Chống Đế Quốc Tư Bản " của bên kia .

Hậu quả của trận ấp Bắc, đối với ngoại bang trợ lực hoàn toàn khác với cái nhìn của VNCH và CS Bắc Việt . Hoa Kỳ yểm trợ và cố vấn VNCH. CS Bắc Việt thì được trợ lực và chỉ đạo bởi Trung Cộng và Liên Sô.
Nhưng, Trung Cộng và Liên Sô không cùng một chiến lược trù định cho Đông Dương .Đằng khác, xuyên qua trận ấp Bắc, càng về lâu về dài, MTGPMN sẽ thoát khỏi tầm tay giựt dây điều khiển của CS Bắc Việt.
Mưu toan của Trung Cộng mãi cho đến ngày 30.04.1975 là chủ trương ngắt Miền Nam VN thành hai, vùng I & II ( VNCH ) tức là liên khu 5,6 và một phần liên khu 7( CSVN ) để thành lập lãnh thổ cho MTGPMN vì Trung Cộng đang từng bước cố nắm được quyền chỉ đạo MTGPMN. Thực hiện được toan tính này Việt Nam chia thành 3 :
1/ Bắc Việt tay sai Liên Sô.
2/ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam / MTGPMN( vùng I &II ) chư hầu TC.
3/ VNCH ( vùng III & IV ) ảnh hưởng Hoa Kỳ ( hoặc Pháp thay thế )

Trung Cộng không chấp nhận Việt Nam thống nhất và lệ thuộc Liên Sô, cho nên muốn tạo trái độn chắn giửa hai miền Nam Bắc VN với một chánh quyền thân Trung Cộng, như thế ngăn chặn được làn sóng Đệ Tam Quốc Tế Liên Sô qua tay CS Bắc Việt tràn xuống Đông Nam Á, cùng lúc phá vở Liên Phòng Đông Nam Á, sách lược Domino của Hoa Kỳ và Đồng minh.

Sự thảm bại trong trận ấp Bắc tạo cho Hoa Kỳ mạnh dạn đặt điều kiện đổ quân trực tiếp tham chiến vào VN. Bởi sự thảm bại trận ấp Bắc đã đủ lý do để chánh quyền Ngô Đình Diệm không còn bào chữa khả năng thích ứng của Quân Đội VNCH khi lâm trận địa chiến từ cấp Trung đoàn.
Mặc khác, việc đổ quân Mỹ vào VN còn có tác dụng đặt CS Bắc Việt vào tư thế phải nhúng tay chính trị thật sự của mình để chỉ đạo MTGPMN, đồng thời xua quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam để trực tiếp đối đầu chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Mục tiêu tối hậu là dồn Trung Cộng và Liên Sô vào bí thế, buộc phải cùng trợ lực CS Bắc Việt chống trả lại Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh cục bộ này .

Đương thời, Hồ Chí Minh vẫn còn thực quyền lãnh đạo Miền Bắc, thuộc hạ lúc bấy giờ phần đông đi vào con đường phục vụ Liên Sô. Cho nên, trận ấp Bắc tạo tiếng vang cho MTGPMN, mở đường cho Trung Cộng lấn sâu vào đầu nảo và chỉ đạo MT phục dịch cho mưu đồ chia 3 Việt Nam là điều Hà Nội thẳng thừng không chấp nhận.
Để phá vỡ kế hoạch đem quân Hoa Kỳ vào Việt Nam, bẻ gảy tham vọng của Trung Cộng vói tay vào bàn cờ Đông Dương, Hồ Chí Minh bèn gửi vào Sài Gòn tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cành Đào mang nhiều ý nghĩa đồng tình.

Giáo sư Mieczlaw Maneli, Trưởng phái bộ Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Đình Chiến tại VN, ông thường đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn. Ông tiếp xúc với các nhân vật chủ yếu của Nam Bắc từ Ngô Đình Nhu đến Phạm Văn Đồng, Xuân Thủy, Võ Nguyên Giáp và Hà Văn Lâu ( Trưởng phái đoàn VNDCCH cạnh Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ).
Tại SàiGòn, Ông Maneli lại thân thiết với Khâm sứ Tòa Thánh Vatican Salvatore d'Asta, Đại sứ Italie Grovanni Orlandi, Đại sứ Goburdhum, Trưởng phái bộ Ấn Độ Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến ...
Giáo Sư Maneli trở thành sứ giả, con thoi giữa SàiGòn và Hà Nội và từ đó được biết vào giữa năm 1962 và đầu năm 1963: Hồ Chí Minh sẳn sàng thương thuyết với Chánh quyền Ngô Đình Diệm để trực tiếp giải quyết vấn đề Nam Bắc Việt Nam.

Nhân dịp đầu xuân từ SàiGòn ra Hà Nội, Đại sứ Ấn Độ Goburdhum đến thăm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, họ Hồ vờ ngây thơ hỏi ở SàiGòn có gì lạ không, lại còn hỏi thăm sức khỏe Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lúc Đại sứ từ biệt ra về, Hồ Chí Minh ân cần dặn dò :
" Khi nào gặp Tổng Thống Diệm nhờ ông bắt tay ông Diệm dùm tôi ".

Cuối tháng 02.1963, Maneli đi Hà Nội mang theo " kế hoạch hòa bình " của Pháp do Đại sứ Pháp Lalouette trao tay.
Tháng 04.1963, tình báo Trung Hoa Dân Quốc tiết lộ : qua sự trung gian của Pháp, một cuộc gặp gở giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Đặc sứ Hà Nội tại một ngôi biệt thự ở Đà Lạt.
Trước đó lại có tin đồn một cuộc họp mật giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ủy Viên Bộ Chính Trị CSBV Phạm Hùng trong rừng lá Tánh Linh.
Theo Giáo Sư Maneli, trong chuyến đi Hà Nội gặp Phạm Văn Đồng và Xuân Thủy thì 2 ngày sau Maneli được giới lãnh đạo Hà Nội chính thức trả lời :
"Hồ Chủ Tịch đã tuyên bố từ lâu nay rằng, chính phủ sẵn sàng vào bất cứ lúc nào công khai hay bí mật để bắt đầu thương thảo giữa đôi bên "

Căn cứ vào tài liệu " War of the Vanquished " của Đại sứ Ba Lan Gs M. Maneli cộng thêm tài liệu " Les deux guerres du Vietnam "của G.Chaffard, đối chiếu thêm những thiên hồi ký của nhiều nhân vật trong cuộc và có thẩm quyền thì cuộc thương thuyết dự định giữa hai miền Nam Bắc đã thành sự thật, khởi đầu từ giữa năm 1962 ở Quai d'Orsay, Paris tức Trụ sở Bộ Ngoại Giao Pháp.

Nguyên do, có lẽ Chủ Tịch Hồ Chí Minh sợ cái giây thòng lọng sẽ siết cổ mình từ Bắc Kinh quăng tới, cùng lúc chuỗi giây xích cột chặt đôi chân già của mình trì kéo gãy lọi bởi Mạc Tư Khoa, ngược lại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu cũng đang khốn đốn, lo âu, hoảng sợ trước áp lực Hoa Kỳ qua bóng dáng Sát thần CIA, chẳng khác gì đang bị đẩy xô đến bờ hang sâu vực thẵm.
Lời cáo buộc của Tướng CIA Lansdale :
" Quả thực Ngô Đình Nhu chứ không phải Ông Diệm đã toan tính thương thuyết với Hà Nội và đó là cuộc thương thuyết sẽ tệ nhất nếu thành hình "
Hàm ý Hoa Kỳ không dung thứ, một khi chánh quyền của Gia đình Ngô Đình Diệm ương ngạnh đi ngược lại chủ trương của Hoa Kỳ .

Cũng nên biết rằng Tướng CIA Lansdale, vị Tướng lãnh Hoa Kỳ đãm nhiệm trách vụ trong thập niên 1950 là vun bồi , bảo trợ cho chế độ Ngô Đình Diệm được đâm chồi nẩy lá đứng vửng tại Miền Nam với sự ủng hộ cuồng nhiệt của gần 1 triệu đồng bào Thiên Chúa Giáo miền Bắc di cư giữa 20 triệu đồng bào miền Nam thật thà chất phác.

Tìm được thế dựa của Pháp với chủ trương"Trung Lập Hóa Đông Dương" qua Đại sứ Lalouette. Tin tưởng vào sự trung thành của đa số Tướng lãnh, Sĩ quan thân cận nắm giử quyền hành then chốt, từ đầu não Bộ Tổng Tham Mưu, Tư lệnh các Quân đoàn, các Quân Binh Chủng cho đến tận phạm vi Tiểu khu địa phương. Đoan chắc, Đảng Cần Lao Nhân Vị sau 9 năm gầy dựng đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ sẵn sàng hậu thuẫn mình. Đồng thời quyết đoán, hai triệu Đồng bào Thiên Chúa giáo Vatican là một thực thể nhân dân bảo vệ và phòng ngự chính quyền Ngô Đình Diệm bền vững trước mọi sóng gió chính trị bất cứ từ đâu đưa đến.
Cho nên, Cố Vấn Ngô Đình Nhu trở nên cứng rắn đối với Hoa Kỳ. Thời gian trước, Ông Cố Vấn còn do dự khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm phản đối Hoa Kỳ đề nghị đem quân chiến đấu vào Việt Nam thì nay Cố Vấn Ngô Đình Nhu tán đồng và còn quyết liệt hơn .
Từ khi bang giao VNCH- Pháp được cải thiện, tình báo Pháp thường xuyên liên lạc và thông báo những tin mật : Hoa kỳ đang toan tính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm sau khi Tổng Thống Kennedy bổ nhiệm Ông Henry Cabot Lodge làm Đại sứ Hoa Kỳ tại SàiGòn.
Tháng 05.1963, Cố Vấn Ngô Đình Nhu chống Hoa Kỳ kịch liệt hơn khi tuyên bố với báo Washington Post, hãng thông tấn UPI và báo NewYork Times, đại ý, VNCH muốn Hoa Kỳ rút bớt một số cố vấn quân sự :
" Ông không nghĩ rằng người Mỹ có cái khả năng cho người Việt Nam chúng tôi những lời khuyên về chiến tranh cách mạng ".
Thâm thúy, Ông Nhu còn sâu xa hơn :
" Người Hoa Kỳ rất tiến bộ trong các lãnh vực như không gian, còn những vấn đề nho nhỏ trên trái đất này, tôi nghĩ người Mỹ chẳng hơn gì chúng tôi"

Áp lực của Hoa Kỳ đè nặng lênVNCH buộc Chánh quyền Ngô Đình Diệm phải chấp nhận Hoa Kỳ đổ quân chiến đấu vào Việt Nam. Bởi vì, thời gian 15 phút nghỉ giải lao sau hiệp đầu của trận đấu Túc cầu đã chấm dứt. Có nghĩa là 9 năm sau Hiệp định Genève 1954, thời lượng để hai miền Nam Bắc rèn quân chỉnh cán hoàn tất. Bây giờ là thời điểm khai mào cho cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.
Cuộc chiến tranh cục bộ phải diễn ra trên đất nước Việt Nam nằm trong chiến lược toàn cầu, bằng mọi cách Hoa Kỳ phải thực hiện cho kỳ được để kết thúc cuộc"Chiến tranh Lạnh " trong chiến thắng !

Tháng 05.1963, tại Vũ Hán, Bộ Đối Ngoại Trung Cộng tổ chức một cuộc họp quan trọng giữa hai Ban Lãnh Đạo Đảng CS Bắc Việt và Đảng CS Trung Quốc.
Tài liệu CS lưu trữ còn ghi :
" Tại Vũ Hán năm 1963, ban lãnh đạo Trung Quốc thuyết phục ban lãnh đạo Việt Nam chống Liên Sô và tham gia " Quốc Tế Mới " gồm 11 đảng Cộng Sản trên Thế giới do Bắc Kinh thành lập và chỉ huy.
Đặng Tiểu Bình hứa sẽ viện trợ cho CS Việt Nam 01 tỷ "Nhân dân tệ" nếu CS Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Sô. Mãi 15 năm sau (1978), Hà Nội mới lên tiếng tố cáo về sự kiện trên rằng : " Trong thời kỳ 1954-1964, vì lợi ích dân tộc ích kỷ của họ, vì đánh giá quá cao Đế Quốc Mỹ và sợ Mỹ, Mao Trạch Đông và đồng bọn đã nhiều lần ngăn cản ta đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang chống Đế Quốc Mỹ. Trên thực tế, họ ép ta phải nhận sự chia cắt đất nước.
Đồng thời, lúc đó, Đặng Tiểu Bình đang giử chức Tổng Bí Thư Đảng CSTQ còn thòng thêm một câu hăm dọa :
" Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả năng : một là thắng và một khả năng nữa mất cã Miền Bắc ".

Ba áp lực nặng nề đè xuống hai miền Nam Bắc :
1/ Áp lực Hoa Kỳ trói buộc Miền Nam.
2/ Áp lực Liên Sô và Trung Cộng đối chọi nhau để khống chế Miền Bắc.
Đó chính là "căn nguyên "mà cả hai Miền Nam Bắc tìm kiếm và tạo dựng lại điểm chính trị đồng quy hợp lý thuận tình dân tộc.

Chủ trương tách rời khỏi qũy đạo Hoa Kỳ của Cố Vấn Ngô Đình Nhu cũng phải được dọ ý qua Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican ngài Salvatore d'Asta. Có nghĩa là Đức Giáo Hoàng Paul VI không hề thống trách phương sách thương thuyết với Cộng Sản Bắc Việt của Gia đình Tổng Thống Ngô Dình Diệm, một Thế gia vọng tộc Thiên Chúa giáo Vatican ngoan đạo lâu đời.
Kinh nghiệm thỏa hiệp Quốc Cộng 1945 vẫn còn in dấu, hẳn nhiên Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu không thể nào quên. Nhưng, chính quyền VNCH hiện hữu không phải hình thành từ sự phối hợp của các đảng phái Quốc gia mà thật sự được tạo dựng từ Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican qua sách lược Domino nhằm thành lập một tiền đồn chống Cộng Sản tại Miền Nam Việt Nam.

Sự sắp xếp lại đội ngũ, chiến thuật, trong thời gian 15 phút nghĩ giải lao trước khi tiếp tục hiệp nhì của trận túc cầu hoàn toàn do quyết định của Huấn luyện viên.
Cũng như chuyển đổi " Quốc Gia Việt Nam " thành VNCH, thay thế Quốc Trưởng ( cựu Hoàng Đế ) Bảo Đại bằng Tổng Thống ( cựu Thượng Thư ) Ngô Đình Diệm, gián tiếp hay trực tiếp phải có ưng thuận hổ trợ của Đồngminh Hoa Kỳ.
Trên bốn vùng chiến thuật VNCH, màn lưới CIA đặt dầy dặt khắp mọi nơi, nên hành vi toan tính phản bội của Chánh quyền Ngô Đình Diệm nhất là mọi cử động của Cố Vấn Ngô Đình Nhu Hoa Kỳ đều biết rõ.
Thể diện một Đại Siêu Cường, Hoa Kỳ không thể đột ngột, thẳng thừng lật đổ Chế độ Ngô Đình Diệm bằng lý do đơn thuần mù mờ : Toa rập với Cộng Sản BắcViệt trù tính việc hiệp thương hai miền Nam Bắc, phản bội lại chính sách của Hoa Kỳ.
Hành động như thế sẽ gặp phản ứng đối kháng của những thành phần ủng hộ chánh quyền gia đình Ngô đình Diệm, nhất là thực thể chính trị lớn mạnh của hơn 2 triệu đồng bào Thiên Chúa giáo Vatican sẽ gây bất lợi cho Hoa Kỳ. Khi mà, Hoa Kỳ cần thiết về lâu về dài sự hợp tác của thực lực Tôn giáo này trong trận chiến Đông Dương lần thứ hai.

Không phải ngẩu nhiên xảy ra vấn đề cấm treo cờ Phật giáo vào ngày lễ Phật đản tại Huế. Không phải vô tình vô ý chế độ Ngô Đình Diệm thiếu tinh tế chính trị để cho phong trào đấu tranh Phật giáo bùng nổ khắp toàn quốc, ngay thời điểm toan tính hiệp thương giữa Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chín mùi, hẳn nhiên phải hiểu sự việc trên do bàn tay lông lá chủ động để chuyển biến thế cờ .
Điều cần ghi nhận, nếu Thượng tọa Trí Quang là cán bộ Cộng sản BV thì tại sao ở giai đoạn này, Thượng tọa không tìm phương cách giải quyết ổn thỏa Phong trào Phật giáo với Chánh quyền Ngô Đình Diệm. Vì như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Chủ tịch Cộng sản BV Hồ Chí Minh dể dàng tiến hành chuyện hiệp thương với VNCH.

Đứng trước thực trạng nghiêm trọng do bàn tay CIA tạo ra để có lý do chánh đáng xúi dục Quân đội VNCH lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bẻ gãy mưu toan tống xuất thế lực ngoại bang ra khỏi VN nhằm tiến tới thỏa hiệp hai miền Nam Bắc, thực hiện đúng đòi hỏi của Hà Nội từ 9 năm qua.
Ngược lại, vai trò của Thượng Tọa Trí Quang hầu như tiếp tay, tiếp sức cho Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge. Hệ thống truyền thông Mỹ đồng loạt tuyên truyền tạo căm phẩn sâu đậm trong chánh giới và công luận Hoa Kỳ về tình trạng kỳ thị và đàn áp Phật giáo của Chánh quyền Gia đình Ngô Đình Diệm, một thế gia vọng tộc Thiên Chúa giáo Vatican.

Từ thời Pháp thuộc đến Đệ nhất VNCH, Phật giáo không thụ đắc đúng vai trò của một tôn giáo gắn liền với Tổ quốc Dân tộc gần 2000 năm qua,có 80% tín đồ trong quần chúng, bị kìm hãm và chi phối bất công bởi Dụ số10, kìm hãm Phật giáo trong quy chế giới hạn của hiệp hội tương tế.
Chánh quyền thuộc địa với sự hợp tác thủy chung của những quan chức Nam Triều, phần đông là tín đồ Thiên Chúa giáo Vatican thuần hành đã đè nén Phật giáo vào thế im hơi lặng tiếng, bất động trước thảm cảnh nước mất nhà tan gây ra bởi thế lực cường quyền quốc tế.
Sự đối xử bất công,chèn ép Phật giáo vẫn tiếp tục dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.

Hệ thống tình báo CIA Hoa Kỳ đã từ lâu nghiên cứu và trù liệu " Lá bài Phật giáo " và chưa từng dịp sử dụng từ đầu thập niên 1950 đến nay.
Cho nên, khi CIA Hoa Kỳ đưa " Lá bài Phật giáo " ra trong thời điểm này thật là ngoạn mục, hổ trợ bởi lực lượng truyển thông báo chí quốc tế thần sầu quỷ khóc, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Gia đình bị Công luận Thế giới và Hoa Kỳ kết án kỳ thị , tàn ác, trắng trợn đàn áp Phật giáo đồ.
Hoa Kỳ đã tạo dựng điều kiện ắt có và đủ để danh chánh ngôn thuận hạ lệnh cho Quân đội VNCH dưới quyền điều khiển của các Tướng lãnh liên hệ, thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ Chánh quyền Gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

" Lá bài Phật giáo ", Hoa Kỳ tung ra bằng chưởng lực thâm hậu của Đại Siêu Cường Quốc đốn ngã Đệ Nhất VNCH của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bóp chết trong trứng nước mưu đồ thỏa hiệp Nam Bắc giữa Cố vấn Ngô Đình Nhu và Chủ tịch CS Bắc Việt Hồ Chí Minh, đồng thời ung dung đưa Việt Nam đi vào Bát quái trận đồ máu lửa Đông Dương lần thứ hai !

Còn tiếp


mardi 6 décembre 2011

Anh Huy

Dân tộc Sinh tồn
Phần 1

Bám chặt vào lòng dân tộc, tạo thành sức mạnh vạn năng giữ vững nền độc lập, bảo vệ lãnh thổ vẹn toàn, xây dựng dân chủ, kiến tạo tự do hạnh phúc cho toàn dân, đưa Tổ quốc Quê hương đến đỉnh vinh quang, thịnh vượng phú cường, đó chính là mục đích tối hậu của Chủ thuyết Dân tộc Sinh tồn !

Mục đích tối hậu đó, bắt nguồn vào năm 968 khi Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân, lên ngôi xưng Đế hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô tại Động Hoa Lư và đặt Quốc hiệu là " Đại Cồ Việt " .
Triều đại nhà Đinh chỉ một đời ngắn ngủi chuyển qua nhà Tiền Lê truyền được ba đời đến năm 1009. Ngọa Triều Lê Long Đĩnh mất, quần thần tôn Tả-thân-vệ Điện-tiền Chỉ-huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi vua, xưng đế hiệu là Lý Thái Tổ.
Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời Đô về Đại La cải tên là Thăng Long tức là Hà Nội ngày nay.
Năm 1028,Vua Lý Thái Tổ băng hà, Thái tử Phật Mã lên ngôi tức là Vua Lý Thái Tông.
Năm 1054, Vua Lý Thái Tông băng hà, Thái tử Nhật Tôn kế vị lấy Đế hiệu là Lý Thánh Tông.

Vua Lý Thánh Tông phán rằng : Chữ Đại và chữ Cồ đồng nghĩa là to lớn, nên bỏ bớt chữ Cồ, sắc chỉ đổi Quốc hiệu nước ta là " Đại Việt "
Từ đó, Chủ Thuyết Đại-Việt Sinh-Tồn được hun đúc và phá tnguồn. Chủ Thuyết Đại Việt Sinh Tồn phát khởi

dựa vào quốc hồn, quốc túy của dân tộc, hòa nhập cùng với tinh thần Bi, Trí, Dũng thượng thừa của Phật Giáo
du nhập vào đất nước ta từ hơn 10 thế kỷ đã qua .
Thể hiện thiết thực Chủ-Thuyết Đại-Việt Sinh-Tồn nhằm bảo vệ nền tự chủ và vẹn toàn Tổ Quốc, Đại Tướng Soái, Thái Úy Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt đã xuất khẩu thành bài thơ tứ tuyệt và tuyên đọc trong trận chiến chống quân nhà Tống xâm lăng như một bản tuyên ngôn độc lập đầy hùng khí sinh tồn đầu tiên trong lịch sử dân tộc Đại Việt :
" Nam-quốc sơn-hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lổ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "
Bản dịch :
" Núi sông Nam-Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở,
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ . "
Triều đại Nhà Lý với chiến công hiển hách : Bắc phạt Tàu Tống, nam bình Chiêm Thành, cương thổ khuếch trương rộng mở, đất nước tự chủ phú cường, dân tộc ấm no hạnh phúc. Đó chính là hành sử Chủ Thuyết Đại Việt Sinh Tồn một cách thiết thực và khéo léo.

" Chủ Thuyết Đại Việt Sinh Tồn " không phải là một thành ngữ suông để tạo hấp dẫn chính trị, tranh dành quyền lực bè phái mà chính là đường hướng đấu tranh chính trị trung thực của dân tộc đứng trước tính trạng bạc nhược suy vong của đất nước .
Sự bạc nhược suy vong phơi bày khi Triều đình Huế nhà Nguyễn hạ bút ký vào bản văn kiện đầu hàng Pháp và Cường lực quốc tế vào ngày 06.06.1884 tại Huế, chấp nhận nhục nhã sự bảo hộ của nước Đại Pháp lên trên toàn lãnh thổ Đại Nam chúng ta.
Bản văn kiện đó thường được gọi là"Hòa ước năm Giáp Thân 1884"hay"Hòa ước Patenôtre".

Quốc hiệu từ "Đại Cồ Việt" chuyển qua "Đại Việt", đổi thành "Việt Nam", rồi đến" Đại Nam". Vào đầu thế kỷ thứ 19 quyền lực của Triều đình nhà Nguyễn Phúc chế ngự toàn thể Đông Dương .Thế mà giữa thế kỷ 19 vào năm 1858, đất nước chúng ta phải thúc thủ dưới lằn đạn thần công đại bác xâm lược của liên quân Pháp và Tây Ban Nha, tấn công vào Đà Nẳng.

Sự yếu hèn của Nguyễn Phúc Ánh chỉ vì nuôi chí phục nghiệp Chúa, chống lại Triều Nguyễn Tây-Sơn, đoạn lòng phụ tử, giao Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh mới 4 tuổi cho Giám mục Bá Đa Lộc rửa tội cải theo đạo Thiên Chúa, đóng vai làm con Tin, mang sang Pháp cầu viện, mở đường rước voi Thực dân & Cường lực Quốc tế về dày xéo quê hương đất tổ !

Nhận thức được sự lầm lẫn của phụ hoàng, Hoàng Đế Minh Mạng sang suốt thay đổi đối trị, chặn đứng hiểm họa xâm lăng của Thực dân và Cường lực Quốc tế mưu đồ thống trị nước Đại Nam ta qua nhiều hình thức.
Vào thời đó, sức mạnh liên hoàn vô địch của Thực dân và Cường lực Quốc tế hầu như thống trị toàn cầu, hai triều vua Thiệu Trị và Tự Đức kế tiếp bất lực đành thúc thủ.
Bản văn đầu hàng mang tên " Hòa ước Patenôtre 1884 " buộc Triều đình Huế hạ bút ký, chấp nhận Thực dân Pháp bảo hộ. Nước Đại Nam mất quyền tự chủ và dân tộc Việt trở thành " thuộc dân " của nước Pháp!

Thắm nhuần Chủ Thuyết Đại Việt Sinh Tồn, hun đúc tâm nguyện Bi Trí Dũng Phật Giáo từ hơn 2000 năm trôi qua, kết tụ thành Tam giáo quy nguyên, trui luyện tinh thần quốc gia dân tộc vùng lên, nung sôi chí khí quật cường, tác động thành những Phong trào Cần Vương, Phong trào Văn Thân nổi lên khắp nơi từ Nam chí Bắc, đồng loạt tổ chức kháng chiến chống lại thế liên hoàn của Thực dân Pháp và Cường lực Giáo quyền Quốc tế, đang phân chia lãnh vực thực hiện cuộc đô hộ đất nước chúng ta !
Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác đều bị đốn ngã,làm thế nào giáo mác, búa rìu, tầm vông vạt nhọn, tay không chống cự nổi với súng đạn đại pháo thần công.
Đằng khác, miếng mồi quyền thế danh lợi đã khiến bọn Việt gian bán rẽ lương tâm, quên đi giống nòi, cộng tác sống chết với Thực dân và Cường lực Giáo quyền Quốc tế đang bành trướng mưu đồ thống trị thế giới một cách tinh vi theo chiều dọc !

Vào tháng 10.1917, Lénine lèo lái cuộc cách mạng Bolcheviks Nga sô thành công xuyên qua chủ thuyết Quốc tế Cộng sản, tiến tới việc thành lập Cộng hòa Liên Bang Sô Viết, phát động Cách mạng Quốc tế Vô sản với chiêu bài giải phóng các dân tộc bị trị trên thế giới và những nước nhược tiểu trên toàn cầu đang bị các cường quốc Tây phương xâm chiếm làm thuộc địa.
Thế chiến thứ I kết liểu, tiếp đến cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra .... mâu thuẩn chính trị, tranh chấp quyền lợi, các cường quốc thắng và bại trận sắp sửa bị lôi kéo vào một cuộc thế chiến mới quyết liệt và tàn khốchơn !

Sự liên kết trắng trợn giữa Thực dân Pháp và Cường lực Giáo quyền Quốc tế áp đặt nền đô hộ trên quê hương ta trãi dài đến tiền bán thế kỷ 20, chính là nguyên nhân tạo môi trường để Cộng sản Quốc tế cấy sinh trùng

" Cách mạng Vô sản " vào phần đất Đông Dương.
Dựa vào Chủ thuyết Quốc tế Cộng sản yêu mị, phóng mắt nhìn sự thành công cuộc cách mạng Bolcheviks Nga sô một cách quá mê muội, tin tưởng thành trì Liên sô là hậu phương bền vững cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và dành lại nền độc lập cho quê hương. Hằng loạt thanh niên yêu nước đã dấn thân vào trường tranh đấu qua sự dựt dây của các cán bộ Quốc tế Cộng sản.

Sự bành trướng Chủ thuyết Quốc tế Cộng sản trên toàn bán đảo Đông Dương trong thời gian này không khác chi " Cá gặp Nước, Diều gặp Gió "
Mặc dù là tà thuyết ngoại lai huyễn hoặc, nhưng lại đúng thời điểm, đánh trúng vào ngay tâm lý " bài Phong, đã Thực " của người dân bị trị .Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nổi lên khắp nơi, hầu như đều bị cán bộ Cộng sản Quốc tế len lõi thâm nhập.

Hấp thụ truyền thống Việt Nho và tinh thần Bi Trí Dũng của gia đình, hun đúc bởi Chủ thuyết Đại Việt Sinh Tồn từ thời cường thịnh của Triều đại Nhà Lý khi phát động chiến dịch phạt Tống bình Chiêm cách nay gần đúng 1000 năm.
Vào năm 1935, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh trong những bài tiểu luận viết tại Hà-Nội, Ông đã khẳng định :
" Những triết thuyết, những chủ nghĩa đương thời đều không thích hợp với dân tộc Việt Nam và đều có sai lầm ".
Vào ngày 10.12.1938, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh công bố một hệ thống tư tưởng về triết học và chính trị, đó là :
Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn .

Còn tiếp

lundi 5 décembre 2011

Thơ Nguyễn Công Trứ

Vịnh Cây Thông


Uy-Viễn Tướng-Công Hy-Văn Nguyễn Công Trứ



( 1778-1858 )




Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo,
Giữa trời vách đá cheo leo,
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.

Tổng bình của Thạch Trung Giả
Trích trong " Văn Học Phân Tích Toàn Thư "
Xuất bản " Lá Bối " SàiGòn 1973 :

Có lẽ đây là bài thơ thâm trầm thấm thía nhất của Nguyễn Công Trứ và là một trong những bài thơ thâm trầm thấm thía của văn học Việt Nam sánh được với bài thơ " Tự thán " của Nguyễn Trãi.
Phải là người hành động nhiều, ê chề lắm, giàu khí phách cũng như giàu tư lự mới làm nổi.Một nỗi kiêu hãnh đi với một nỗi xót xa, than thở nhưng than thở với mình hay một vài người như mình. Đau khổ nhưng vẫn ngạo nghễ mà lại càng ngạo nghễ để vươn cao lên sống trong cái cô độc của tâm hồn không cần xót thương an ủi. Thực là niềm đau khổ của kẻ anh hùng, càng đau khổ càng anh hùng. Vì dám nhận sự đau khổ mà vượt lên trên đau khổ, vui với khí phách của mình.
Nghệ thuật bài thơ này cũng như mọi bài thơ nhập diệu không thể nào phân tích được. Chúng ta chỉ nên nhắc đến thể lục bát nhiều bình thanh và thường tận cùng bằng những phù bình thanh khiến ta nghĩ đến tiếng thông đìu hiu cao vút như một tiếng ngậm ngùi dài nhưng cũng lại là một tiếng reo ca.Nguyễn Công Trứ thực đã cảm thấy cực kỳ thấm thía thế nào là lợi danhvinh nhục, thế nào là thế gian này.
Ngoài ra chúng ta nên nhắc đến câu bát thứ nhất tức là câu thứ hai của bài thơ :
" Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười "

Một câu hai vế đối ngẫu làm nổi bật cái éo le cay đắng của cuộc đời đã kết tinh biết bao nhiêu tâmtrạng của một kiếp người.Chúng ta không thể phân tích được hết những cái hay vì nó quá hay, cái hồn sống của nó đã vượt ra ngoài sự mổ xẻ luận bàn.Nhưng chúng ta phải nhận rằng tuy là một tâm trạng sâu xa nhưng không phải là tất cả con người của Nguyễn Công Trứ : Người đó có những lúc giận đời nhưng cái giận cái chán không thể làm tiêu ma tấm lòng vì nước vì dân, nghĩa là vì đời. Cái việc tám mươi tuổi còn dâng sớ xin cầm quân chống lại Thực dân Pháp là một bằng chứng hùng hồn để trả lời những người cố nhìn thấy ở Nguyễn Công Trứ :
" Phù thế giáo một vài câu thanh nghị "
mà không hề nhận thức rõ cái diễn tiến tâm lý của Uy-Viễn Tướng-Công :
" Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười "
Chính cái tiêu cực đó đã nói lên cái chí khí của " Kẻ Sĩ " khi nhìn vận nước nghiêng ngã đến ngày nay từ khi Liên quân Pháp và Tây Ban Nha toa rập với Cường lực Giáo quyền Quốc tế tấn công vào Đà Nẵng năm 1856 xâm chiếm nước Đại Nam ta.

Cát Phượng suy tầm

nhạc Anh Huy

Thu Paris nhớ SàiGòn ( Valse chậm )
Mùa thu Paris làm ta nhớ thương Sài Gòn,
Mùa thu Paris sầu viễn xứ dâng trong hồn.
Mùa thu Paris ta khóc quê hương chìm đắm,
Mùa thu Paris bao xót xa trong lòng ta.
Mùa thu Paris từng chiếc lá rơi lạnh lùng,
Mùa thu Paris đường phố vắng thưa không người.
Mùa thu Paris năm tháng qua như làn gió,
Múa thu Paris làm ta nhớ thương Sài Gòn.
Mùa thu Paris lòng người ly hương đong cao muộn phiền.
Mùa thu Paris ta sống lưu vong hận thù thâm sâu.
Mùa thu Paris người Việt tha phương nhớ quê hương mình ...



nhạc Anh Huy


Còn nửa đời (Chậm buồn)
Còn nửa đời, anh xa em, anh xa con, xa quê hương mãi mãi em ơi em ơi .
Cuộc hồng trần, bao chong gai, bao thương đau...
Như cơn mê cuốn trôi linh hồn, như thiên thu đưa người vào quên,
anh bơ vơ giữa đoạn đời này.
Paris giam ta từng nẻo đường, xin cho hơi thở nhịp nhàng, ban sơ đôi mắt nai tơ .
Quê hương ta mơ một lối về, son môi em nở nụ cười, ru con âm điệu ca dao .
Còn nửa đời, anh xa em, anh xa con, xa quê hương mãi mãi em ơi em ơi .
Ngày từng ngày, đêm qua đêm, tay xuôi tay ...
Anh hoang mang thân phận con người, cơn mưa thu lá vàng rụng rơi,
anh lênh đênh giữa đoạn đời này.

Triết Luận

Thiện Ác
Trích trong :
Triết Học Đông Phương
Thu-Giang Nguyễn Duy Cần

Nhà Đạo học Tây phương Plotin có nói : " Dù là việc Ác, cũng một phần nào cần thiết như việc Thiện, vì nó phát sinh ra được nhiều tốt đẹp; nó dẫn dắt tìm những phát sinh sáng tạo lợi ích và bắt buộc con người biết thận trọng và ngăn cấm không cho sa vào giấc ngủ mê man, một sự an thân lười biếng. Bóng tối cần cho Ánh sáng, Ác cần cho Thiện, Vô minh cần cho Giác ngộ... Và hơn nữa : Phiền não tức là Bồ đề ...Cả hai là Một . »

Người ta, ngày nào còn bị ràng buộc trong cái tướng giả hữu của hiện tượng giới ... thì còn dùng đến danh từ " lợi hại ", " thiện ác ", " thị phi " " hữu đạo, vô đạo ".... rồi đặt thành quy luật để bảo vệ cái Thiện, bài trò cái Ác... mà chẳng hay rằng tất cả vạn hữu trên thế gian này đều chằng chịt với nhau như các tế bào trong một thân thể chung . Bởi hiểu rõ cái lẽ " sự sự vô ngại " của hiện hữu mà tất cả mọi người Giác Ngộ từ trước đến giờ... đều không chấp nhận luật tử hình hoặc hành hạ bất cứ một tội nhân nào bởi tất cả chúng sinh là Một .

Từ ngàn xưa... những người chưa Giác Ngộ đều cho rằng giáo lý cùa các Bậc Đại Giác ( như Phật, Lão, Trang v.v....) không thể bao giờ áp dụng được trong hiện tình xã hội loài người mà phải dùng đến cái luật cùa rừng rú ( loi de la jungle ) nghĩa là " hễ ai móc mình một con mắt, thì hãy móc lại một con mắt ; bẻ mình một cái răng thì bẻ lại một cái răng " ( oeil pour oeil, dent pour dent ) nghĩa là " Thiện Ác đáo đầu, chung hữu báo ".

Để chỉ cho nhân loại cái phương pháp vượt khỏi sự nô lệ ngoại cảnh, vượt khỏi sự hằn học, thù hận của loài người lẫn nhau ( vì tranh nhau về vấn đề Thiện Ác ) vượt lên những quan niệm sai lầm của các thứ nhận thức nhị nguyên đã ràng buộc con người trong vòng u mê, tội lỗi, sân si, tham dục ...mà Thích Ca Như Lai mới hoằng dương Phật pháp .

Đạo Phật là một đạo Đại Từ Bi, Năng Hỷ Xả và người tu hành Bồ Tát phải... không còn phân biệt kẻ lành , người dữ, kẻ thiện người ác, nghĩa là phải biết " thường hành bình đẳng ".
Ta có thể nói rằng : Nhân Ngã không phải là hai, Bởi Vô Minh nên có Nhân, có Ngã, nên mới có Thiện, có Ác, có lợi, có hại. Trái lại, nếu nhận rõ tất cả là Một, Ta là Người, thì đối với lợi hại, thiện ác sẽ không còn nữa, vì cái hại của kẻ này là cái lợi của kẻ kia, cái lợi của người kia là cái hại của người nọ ...không có cái gì thêm cho ai, bớt cho ai, lợi cho ai, vì tất cả là Một, và tất cả là Ta .

Nói một cách khác, nếu vẫn còn thấy có một cái Ta thì bất cứ làm gì chỉ có lợi cho Ta, cho gia đình Ta, cho bè bạn Ta, cho quốc gia Ta, cho dân tộc Ta mà có hại cho Đoàn Thể không phải là Ta ... đều là Ác cả .

Nếu làm lợi cho tất cả mọi người ..thì mới gọi là Thiện. Định nghĩa được như thế, mới nhận thấy được cái phản "Liễu nghĩa" (cái nghĩa rốt ráo, cùng ý tận nghĩa ) về Thiện Ác của Phật giáo .

Nhận xét về Thiện Ác, Phật giáo căn cứ vào tiêu chuẩn lợi và hại. Lợi cho tất cả, là Thiện ; lợi cho mình mà hại cho người là Ác. Bởi cái lý " Nhất đa tương dung " nên người tu Phật không bao giờ gây đau khổ cho ai tất cả .

Nhưng, cũng cần lưu ý đến điều này : theo Phật giáo cứ là làm việc gì... không nên căn cứ vào việc làm ấy mà phải căn cứ vào cái tâm của người làm việc ấy trước hết. Có khi là một việc mà thiên hạ, luân lý, đều cho là Ác, mà không Ác, là vì việc làm ấy phát ra do một thiện tâm, thiện ý cải thiện hay cứu rỗi. Cũng cùng một việc làm mà người này làm, sẽ được gọi là Thiện, còn người kia làm, lại bị xem là Ác .

Thiện Ác ' ( theo nghĩa thông thường ) cần phải được nhìn với cặp mắt đại đồng, cần phải xem như hai đứa trẻ sinh đôi cùng một vú mẹ, như một quả tim với hai buồng máu đỏ đen...
Hay nói theo triết học Kinh Dịch :
" Thiện Ác giống như cặp Âm Dương, tuy thấy như mâu thuẫn mà chẳng hề bao giờ rời nhau. Sở dĩ được gọi là Dương là vì phần Dương lấn phần Âm, được gọi là Âm là vì phần Âm lấn phần Dương. Thực ra không vật nào trên đời mà thuần Dương hay thuần Âm, cũng như không có gì thuần Ác hay thuần Thiện. Không có một đức tốt nào mà không bị đeo theo một tật xấu của nó. " Phải biết vượt lên trên cả Ác lẫn Thiện, thì mới mong siêu thoát luân hồi mà vào cảnh trí Niết Bàn .

Tu " Thiện nghiệp " để phá trừ " ác nghiệp " lại được một số đông người học Phật cho là phương tiện để đi lần đến Phật Thừa .
Họ lầm và lầm to. Họ quên rằng muốn được giải thoát, muốn được vào Niết Bàn, phải vượt lên trên mọi cặp mâu thuẩn Thiện Ác mới cầu được Trí Tuệ Bát Nhã. Một cái " Ngã " mà to lớn, tốt đẹp bao nhiêu, vẫn là cái "Ngã ", cũng như một sợi dây xích bằng sắt hay bằng vàng vẫn gọi là sợi dây xích. Nó vẫn ràng buộc, cột chặt con người trong vòng sinh tử luân hồi và đau khổ của họ. Cả hai đều Mê lầm như nhau, cả hai đều bị màn Vô Minh và Ái, Thủ, Hữu... che lấp, bị tham, sân, si dày vò cau xé tâm hồn. Cho nên, tu " Thiện nghiệp ", tu cầu phúc... sẽ không bao giờ đưa đến giải thoát được !

Người ta vì không nhận rõ được cái chân lý ấy, nên thường tưởng lầm rằng " Tu " giải thoát, là lấy cái Thiện mà trừ cái Ác, không dè Thiện hay Ác đều do Vô Minh mà ra cả ( Ác là do lòng ích kỷ mà ra; thì Thiện cũng chỉ là một hình thức khác của " ngã chấp ", tức là lòng nghĩ có mình " autre forme subtile de l'égotisme " ) . Bị Ác nghiệp thì lăn trôi trong dòng sinh tử
luân hồi nhưng được Thiện nghiệp, vẫn cũng bị lăn trôi trong dòng sinh tử luân hồi như người bị Ác nghiệp nào có khác gì ở phương diện bị bó mình trong nghiệp báo .

Tu Phật, là tu để chấm dứt dòng nhân quả nghiệp báo... là tu để chứng nhập Niết Bàn, nếu lại tu theo cách cầu phúc báo, tu theo Thiện nghiệp để rồi phải bị trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi, thì cái " Tu " đó, là tu " Ác Đạo ".

Một nhà Đạo học Ấn Độ trứ danh hiện nay cũng cùng một nhận xét như trên khi ông nói : "Người đạo đức đầy đức tốt, cũng như người xấu xa đầy tật xấu đều không ai gần Chân Lý cả ; Gần Chân Lý là kẻ đã vượt thoát cả hai.....
Đừng tìm cách để mà tạo cho mình những đức tốt, mà phải tìm cho ra cái nguyên nhân của sự chia phân, tức là cái ngã thức...Đừng lấy cái đức tốt này mà đả phá cái tật xấu kia ( nghĩa là đừng dùng một trong cặp mâu thuẩn Thiện Ác để chế trị lẫn nhau ), cũng đừng tìm cách lập lại quân bình giữa hai cái mâu thuẩn ấy, vì làm thế chỉ làm cho bên đối phương càng mạnh thêm lên .
So sánh với lời này của Lão Tử : " Tương dục hấp chi, tất cố trương chi ; tương dục diệt chi, tất cố cường chi, tương dục phế chi, tất cố hưng chi ; tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi " ( Nghĩa là hòng muốn thu rút đó, lại sắp mở rộng cho đó ; hòng muốn làm yếu đó, là sắp làm cho đó mạnh lên ; hòng muốn vứt bỏ đó, là sắp làm cho đó hưng khởi lên ; hòng muốn cướp đoạt đó, là sắp ban cho đó " Lảo Tử Tinh Hoa, Tr 131-132 ).

Cái mà gây ra những sự chống đối nhau, chính là lòng ích kỷ, là cái ý niệm chia phân . ( Chia phân Thiện Ác của cái Tâm Sai biệt của mình ). Cái đối lập cũng chứa đựng ngay cái phần mà nó đối lập, nghĩa là cái phần mà mình trốn tránh .

dimanche 4 décembre 2011

Anh Huy

Căn Nguyên
Đi ngược lại sách lược này đều bị đốn ngả !
Khảo luận Chính trị

Phần 3

Giai đoạn này, Liên-Sô đang giúp Quân đội Cu Ba mở rộng địa bàn Xã Hội Chủ Nghĩa trên đất Angola Châu Phi ( cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha ) đã là một gánh nặng tài lực, gồng gánh thêm việc áp đặt một chính phủ bù nhìn và đưa Hồng quân Liên-Sô vào chiếm đóng A Phú Hản. Chừng đó Quân viện và Kinh viện cho 2 quân bài trên, sức chịu đựng của Liên-Sô thấm mệt .

Cũng vào thời điểm này, mùa thu 1978, khi Đức Hồng Y người Ba Lan Karol Wojtyla được tấn phong trở thành Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II, lãnh đạo và nắm giềng mối Giáo-Hội Công-Giáo La-Mã Vatican .
Tầm ảnh hưởng rung rinh đến Chiến lược, Chính trị của Liên-Sô. Không riêng gì với Ba-Lan mà còn gây tác động giây chuyền đến toàn thể các Chư hầu Đông Âu .

Thiên Chúa Duy Linh Hữu Thần và Cộng Sản Duy Vật Vô Thần đối nghịch từ khi Karl Marx lãnh đạo Đệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản 1864 và cho ra đời trọn bộ tác phẩm " Tư Bản Luận " 1867/ 1885/ 1894, sách gối đầu nằm của con người Cộng Sản vô thần!

Sự đối nghịch thù hằn chồng chất hơn khi Thế chiến thứ 2 chấm dứt. Liên Sô bành trướng Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản trên Thế giới. Đầu tiên, áp đặt Chế Độ Độc Tài Cộng Sản vào các nước Đông Âu, rồi truyền qua vài nước Á Châu...gieo luồng gió Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa vào những cao trào đấu tranh dành độc lập của những nước bị các Cường quốcTây phương chiếm làm thuộc địa. Đó cũng là một trong những căn nguyên của cuộc chiến tranh Lạnh giữa Thế giới Âu Mỹ Hữu Thần và Thế giới Cộng Sản Vô Thần.

Nhân dân Ba Lan uất hận bị Đức Quốc Xã và Cộng Sản Liên Sô toa rập cấu xé ngay màn đầu Đệ Nhị Thế Chiến. Đến khi chiến tranh kết liễu, Tam cường thắng trận " Mỹ Nga Anh " thỏa thuận qua hội nghị Yalta " Phân chia Thế giới ", nước Ba Lan lại bị đặt dưới sự quản trị của Liên Sô.
Chính phủ Ba Lan Tự Do lưu vong tại Anh Quốc không được thừa nhận. Liên Sô xây dựng đảng Cộng Sản và thiết lập chính phủ tay sai đưa lên cầm quyền.
Ba Lan, một nước Đông Âu, hơn 90 % dân chúng là Tín đồ Công giáo La-Mã thuần hành, sống dưới chế độ Cộng sản độc tài 33 năm qua. Đức Giáo Hoàng Jean Paul II chính là động lực thúc đẫy L.Walesa lãnh đạo phong trào tranh đấu Solidarnosc tiến đến thành công.
Bứt may động rừng, pháo nổ giây chuyền, Ba Lan thoát ra khỏi chế độ Cộng Sản, tiếp đến bức tường Bá Linh bị phá vỡ, tuần tự các nước Đông Âu trổi dậy tách rời quỹ đạo chư hầu Liên Sô.

Từ sau cuộc chiến biên giới ngắn ngủi vào năm 1969 với Trung Cộng ở vùng Hắc Long Giang đến Liên Sô tan vỡ 1991 trọn vẹn đúng 22 năm.Trong khoản thời gian từ năm 1974 cho đến năm1990 Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Liên Sô. Đóng vai tuồng " Lính xung kích " cho chiến lược toàn cầu của Liên Sô áp đặt vào

vùng Đông Nam Á. Nhận lãnh trách nhiệm " Cảm tử quân " của Đệ tam Quốc tế, đưa Tổ quốc Quê hương ra làm bãi chiến trường . Đẩy xô cả Dân tộc ra làm bia đở đạn,chống phá lại những kế sách thâm độc" Đông phương Hồng"của Trung Cộng .

Năm 1975 xua quân cưỡng chiếm Miền Nam, năm 1978 xâm chiếm Campuchia ; Đông dương hoàn toàn nằm trong tay Cộng Sản Việt Nam .Cơ hồ nhiệm vụ " Komintern " giao phó cho Hồ Chí Minh được thực hiện : Một Liên Bang Xã Hội Chủ Nghĩa Đông Dương sắp sửa thành hình .
Liên Bang Đông Dương do Hà Nội chủ chốt dưới dự chỉ đạo của Liên Sô... rồi sắp tới số phận Thái Lan và tương lai cả vùng Đông nam Á... Cộng Sản Việt Nam đang ngất ngưỡng trên đà chiến thắng .

Vào năm 1971, qua sự đạo diễn của Hoa-Kỳ hợp cùng Anh,Pháp và với sự đồng tình của Liên Sô đưa Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc, nắm 1 trong 5 ghế thường trực Hội đồng Bảo an thay thế Trung Hoa Dân Quốc ( Tưởng Giới Thạch- Đài Loan ).
Với tư thế một trong Ngũ Cường trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. ( Một trong những Đặc Quyền của 5 nước Đồng Minh thắng trận Đệ nhị thế chiến, đánh bại phe Trục " Đức Ý Nhật " và thành lập Tổ chức Liên Hiệp Quốc; một Đặc Quyền lổi thời, bất công, thiên vị, bè phái làm cho Liên Hiệp Quốc ù lì, bất lực trước những hành động ngang ngược của Ngũ Cường hoặc một Quốc gia được sự yểm trợ bởi Một trong Ngũ cường ! )

Trung Cộng không làm gì được để cứu nguy cho bọn đồ tể Khờ-me Đỏ Pol Pot ở nghị trường Liên Hiệp Quốc vì, Hoa-Kỳ, Anh và Pháp đang bình chân vạc. Liên Sô sẳn sàng dùng quyền phủ quyết để binh vực đàn em Cộng sản Việt Nam. Mặc dù tình trạng chính trị nội bộ chưa hoàn toàn ổn định, lại đang bận rộn cứu xét chương trình chuyển hướng sang kinh tế thị trường được Hoa Kỳ o bế hứa hẹn đầu tư lớn lao, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã thông qua và quyết định khẩn cấp thực hiện.
Tuy nhiên, phản ứng quyết liệt nhằm mục đích phá vỡ mưu đồ của Liên Sô, qua tay đàn em Cộng Sản Việt Nam đang manh nha thọc mũi dùi Đông Dương toan khống chế toàn vùng Đông-Nam Á. Đặng Tiểu Bình quyết định tung Quân đội Giải phóng Trung cộng ào ạt tấn công qua biên giới Việt Nam gọi là "Dạy Một Bài Học" đích đáng ..
Nhờ vào kho vũ khí tịch thu được của QLVNCH và Hoa-Kỳ bỏ lại cộng thêm sự viện trợ hùng hậu của Liên Sô. Cộng sản Việt Nam cầm cự và chống trả ác liệt, hai bên đều tổn thất nặng nề về mọi mặt .

Cùng thời điểm,Vương quyền Iran sụp đổ rơi vào tay phe Hồi giáo cực đoan do Ayatollah Khomeyni từ Pháp về lãnh đạo. Đồng thời, A Phú Hản đang trải qua cuộc đảo chính do Thủ tướng Hafezolah Amin lật đổ và giết chết
Tổng Thống Taraki.
Thừa cơ hội, Liên Sô xua quân tràn qua chiếm đóng A Phú Hản chủ định thọc mũi dùi chiến lược xuống biển Oman, bắt tay cùng đồng minh Ấn-Độ án ngữ vùng Nam Á và kiểm soát những hải lộ yết hầu Ấn-Độ Dương.
Dốc toàn lực sức mạnh quân sự, vắt hết khả năng lao động của nhân dân, Liên Sô lao vào canh bài A Phú Hản và Đông Dương dài dẫn gần một thập niên .

Đông Dương, Hoa-Kỳ gài ra thế trận, Trung Cộng lợi dụng thế trận, Liên Sô đánh phá thế trận qua " tên lính xung kích " Cộng Sản VN.
A Phú Hản, Hoa-Kỳ gài ra thế trận, Hồi giáo lợi dụng thế trận, Liên Sô trực tiếp phá giải trận thế .
Nếu chỉ hai mặt trận Đông Dương và A Phú Hản, tiềm lực quân sự của Liên Sô còn chịu đựng được và có thể sử dụng những chiêu thức hóa giải làm lệch cán cân, thay đổi cục diện .
Đằng này, vào mùa hè 1978, chỉ ở ngôi vị mới vừa đúng 33 ngày, Đức Giáo Hoàng Jean Paul I đột ngột băng hà ( 1912-1978 ) hưởng thọ 66 tuổi.
Đức Giáo Hoàng Jean Paul II ( nguyên là Đức Hồng Y Karol Wojtyla ) người nước Cộng Sản Ba Lan thuộc Đông Âu kế vị .
"Cớ sự " không phải là chuyện thường tình, hẳn nhiên gợi cho chúng ta nhiều sự suy tư... Bởi vì, chỉ một năm sau đó " Cớ sự " tạo nên động lực thúc đẩy người thợ điện trẻ L.Walesa cầm đầu phong trào công nhân Solidarnosc khuấy động tan tành chính quyền Cộng Sản Ba Lan. Rồi như dòng điện dây chuyền chuyển động liên tiếp, làm

sụp đổ chính quyền các nước chư hầu Cộng Sản Đông Âu, gây nên sấm sét đánh thẳng vào thành trì đầu xỏ Xã Hội Chủ Nghĩa Đệ Tam Quốc Tế Liên Sô.

Tất cả kế sách đều nằm trong chiến lược toàn cầu, đã hình thành từ 3 thập niên trước. Khi mà, Đại Siêu Cường Quốc nằm bên kia bờ Đại Tây Dương, lãnh thổ là một phần Tân lục địa rộng lớn hơn 9 triệu Km2 trải dài đến tận Thái Bình Dương, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào. Trong trận Đệ nhị Thế chiến, chờ đến giờ phút những Đế quốc, Thực dân, Phát xít, Quốc xã, Quân phiệt và Cộng sản đấm đá nhau tời bời, sức tàn lực kiệt.
Đại Siêu Cường Quốc Tư bản Hoa Kỳ mới thong dong tham chiến để toàn thắng và kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến.

Chính Siêu Quyền Lực của Đại Siêu Cường Quốc Tư Bản nghĩa hiệp này đã triệt hạ Thế giới Đa đầu đã thống trị Thế giới gần 4 thế kỷ vừa qua, chỉnh đốn lại trật tự toàn cầu bằng cách chọn Liên Sô Cộng Sản để thiết lập Thế giới Lưỡng đầu dễ dàng thống trị Thế giới bằng kỷ thuật tinh vi hơn, khơi mào cho cuộc chiến tranh Lạnh giữa

" Thế giới Âu Mỹ Hữu Thần Duy Linh " và " Thế Giới Cộng Sản Vô Thần Duy Vật ".

Chiến tranh Lạnh sẽ gom lợi nhuận kết sù trên Thế giới vào hầu bao của Hệ thống Siêu Quyền Lực Tư Bản Hoa Kỳ. Bất cứ mưu toan hay hành động xem như đi ngược lại sách lược này đều bị đốn ngã, cho dù đó là những vị Tổng Thống của chính thị Đại Siêu Cường Quốc Hoa Kỳ !

Còn tiếp

samedi 3 décembre 2011

Anh Huy

Căn Nguyên
Kế hoạnh của Trung Cộng bị phá vỡ
Khảo luận Chính trị
Phần 2


Siêu-Cường Quốc Hoa-Kỳ theo kế sách chủ định cuốn cờ rút lui khỏi Việt-Nam. Bỏ lại cho Liên-sô và Trung-cộng tranh dành miếng mồi Đông Dương béo bở, về cả hai phương diện Tài nguyên và Chiến lược.
Miếng mồi ngon Đông Dương , một trong hai Cường quốc Cộng sản đầu xỏ dành được, từ đó sẽ nuốt trọn cả vùng Đông-Nam Á.
Nhưng miếng mồi ngon đó, cũng chính là cái bẩy sập mà Hoa-Kỳ giương ra để Liên-Sô và Trung-Cộng đấu đá nhau trên bãi chiến trường Đông Dương lần thứ 3.

Chiến trường Campuchia được Hoa-Kỳ khơi mào vào năm 1970 là để cho chiến tranh lan rộng toàn diện trên bán đảo Đông Dương, nhưng sự thể không phải chỉ đơn thuần có thế !
Tại sao Tướng Lon Nol đảo chánh ngay lúc Thái Tử Sihanouk đang chính thức viếng thăm Trung Cộng ?
Với sự hổ trợ của Hoa-Kỳ và VNCH, Tướng Lon Nol thừa điều kiện để đảo chánh và giết chết Thái Tử Sihanouk, y hệt như cái chết của anh em Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu sau cuộc Đảo chánh ngày 01.11.1963.
Như thế là diệt trừ hậu họa !
Nhưng không, vai tuồng của Thái tử Sihanouk rất cần thiết cho Hoa-Kỳ trong việc thi hành kế sách để "Con rắn Cộng Sản 2 đầu cắn nhau ". Thái Tử Sihanouk từ Trung Cộng trở về bản doanh Khờ me Đỏ ở Campuchia, rồi liên kết với Khờ me Đỏ tay sai cuồng nhiệt và trung thành của Trung Cộng. Nhờ vậy Khờ me Đỏ mới tạo lại sức mạnh Quân sự và uy thế Chính trị, trước đó, lực lượng này tựa hồ sắp tan rã trước gọng kìm của chính quyền Lon Nol và Lực lượng Khờ me thân Việt Cộng .

Trước thỏa hiệp ngầm Thượng-Hải và hiệp định Paris, Hoa-Kỳ khoang thử vài giếng dầu hỏa ở thềm lục địa Việt Nam ngoài biển Đông rồi đóng lại để đó, có phải chăng là tín hiệu thông báo nguồn tài nguyên tồn trử dồi dào còn nguyên vẹn dưới Biển Đông để Trung Cộng thẩm định : bằng lòng cuộc đổi chác tình hữu nghị chiến lược và khai mở kinh tế thị trường với Hoa-Kỳ .

Bởi vậy, hiệp định Paris chưa ráo mực, Đệ Thất Hạm Đội Hoa-Kỳ án binh bất động để mặc Hải Quân Trung Cộng tấn công Hải -Quân VNCH chiếm lấy Hoàng Sa .
Trung Cộng xua Hải lực chiếm Hoàng Sa, tại sao bây giờ mới thực hiện ?
Hiển nhiên phải có sự đồng lõa và đồng ý của Hoa-Kỳ !
Thời diểm 1949, 1954, 1958, hay những thời điểm trước cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Hoa-Kỳ Nixon và Chủ-Tỉch Trung Cộng Mao Trạch Đông vào năm 1972, thì việc Trung Cộng ngang nhiên chiếm Hoàng Sa không dễ dàng thực hiện được trước phản ứng của Đệ Thất Hạm Đội Hoa-Kỳ.

Đầu năm 1974 Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng, hẳn nhiên,viễn tượng Biển Đông sẽ nằm trong vòng kiềm tỏa của Trung Cộng .
Cớ sự đó, Liên-Sô không bằng lòng, Cộng sản Bắc Việt đang ngậm bồ hòn câm miệng trước hành động xâm chiếm Hoàng Sa trên tay VNCH, mặc dù đó là lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam.
Sự tái lập bang giao hữu nghị giữa Hoa-Kỳ và Trung-Cộng. Tiếp đến sự việc Khờ me Đỏ tay sai Trung Cộng kết hợp với Thái Tử Sihanouk, đang diệu võ dương oai trên chiến trận Campuchia .
Cộng sản Bắc Việt rơi vào thế kẹt cứng nếu nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Paris. Một chính phủ 3 thành phần được thiết lập, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam có thể bị nhóm thân Trung Cộng khuynh loát, tách rời sự chỉ đạo của Cộng Sản Bắc Việt.
Tìm lối thoát để hóa giải thế gọng kìm trong thế trận thập phần sinh tử này, tập đoàn đầu não Cộng Sản Bắc Việt : Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng chủ trương đi vào con đường hoàn toàn phục tùng Liên-Sô, để giử vững Thành trì Đệ tam Quốc tế và sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam .

Khi đã biết rõ Cộng sản Bắc Việt thật sự rơi vào qủy đạo Liên-Sô.Hoa-Kỳ điểm thêm vào bàn cờ Đông Dương một chỉ lực “ làm ung thối chính quyền Lon Nol “ tạo điều kiện thuận lợi để Khờ-me Đỏ chiếm Chính quyền Campuchia .
Rõ ràng, Hoa-Kỳ sắp xếp và giàn dựng để nhốt những con thú dử Cộng Sản vào chung một chuồng .

Mùa Xuân 1975, dưới sự điều động của Liên-Sô, đồng thời Hoa- Kỳ "Bật đèn Xanh" thông qua . Cộng Sản Bắc-Việt bất chấp sự ràng buộc bởi hiệp-định Paris, xua quân tấn chiếm Miền Nam.
Hoa-Kỳ trơ mặt bỏ rơi VNCH, sau khi tiếp tay bẻ gãy mọi mưu toan Chính trị, Quân sự nhằm chuyển đổi thế cờ trước ngày định mệnh 30.04.1975 .
Cộng sản Bắc-Việt chiếm Miền Nam Việt Nam có nghĩa là chính Liên-Sô chọc mũi dùi xuyên Đông Dương đâm vào tử huyệt Đông Nam Á .

Hành động liều lỉnh, ngang ngược này, cố tình không thực hiện một Chính quyền Miền Nam " Trung lập 3 thành phần " theo dự trù của hiệp định Paris tức là chống lại chiến lược của Trung Cộng biến Miền Nam Việt Nam thành " trái độn " ( có sự đồng thuận của Hoa Kỳ => cùng ký tên vào hiệp định Paris ).

Chính quyền Miền Nam Trung-Lập 3 Thành phần là giải pháp ồn thỏa chặn đứng được tham vọng bành trướng của Liên Sô được thực hiện qua bè lũ "tốt đầu " Cộng Sản Bắc Việt .
Phá vỡ kế hoạch này, Trung Cộng xem Cộng Sản Việt Nam là kẻ thù cần phải đốn hạ .

Say men chiến thắng cuội do Hoa-Kỳ giàn dựng, tóm thâu kho vũ khí đạn dược của QLVNCH và Hoa-Kỳ cố tính bỏ lại . Đồng thời thi hành nhiệm vụ của Hồ Chí Minh "Tên lính tiền phong Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế ", Cộng Sản Việt Nam xua quân tiêu diệt Khờ me Đỏ, thôn tính Campuchia .

Đã phá vỡ kế hoạch chính phủ 3 thành phần Miền Nam Việt Nam Trung lập. Bây giờ, Cộng sản Việt Nam lợi dụng hành động diệt chủng tàn bạo của Khờ me Đỏ, đưa quân chiếm đóng Campuchia và thành lập chính phủ bù nhìn tay sai Hun Sen .

Cả một công trình xây dựng được, qua sự đồng thuận của Hoa-Kỳ giờ bị Bắc Việt phỏng tay trên .

Quả thật,Trung Cộng đang đứng trước hành động liều lĩnh khiêu chiến của Tập đoàn Cộng Sản Việt Nam !
( " kẻ phản thùng, hèn hạ, ngày hôm qua lũ bay đã từng thọ ơn mưa móc của Đảng và Nhân dân ta ! - Đặng Tiểu Bình ) .

Còn tiếp

Anh Huy


Căn nguyên
" Hoa Kỳ nhổ cỏ, nhổ tận gốc là thế ! "
Khảo luận Chính trị

Phần 1

Chế độ Cộng sản ngự trị trên Quê hương đến nay tròn 36 năm, cái chế độ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tưởng, chuyển thể qua chủ trương cách mạng kinh tế thị trường không sáng suốt. Đó là căn nguyên của độc tài tham nhũng, từ chiều dọc đến chiều ngang, từ hạ từng cơ sở đến thượng từng kiến trúc.
Bạo quyền Cộng sản Việt Nam gây hệ lụy cho Tổ Quốc Quê Hương quằn quại trong căn bệnh nhược tiểu trầm kha . Sau ngày 30.04.1975 cho đến nay đúng 36 năm trôi qua, phối kiểm qua nhiều phương diện mà chúng ta có thể phối kiểm, từ đó soi rọi sự sáng suốt để quán xét vấn đề một cách trung thực hơn.
Đồng thời, với sự suy tư của một người Việt Nam Tị nạn Cộng sản không sống trên đất Mỹ, thoát ra ngoài cảm tính định hướng "phù Mỹ""Citoyen Vatican" một chiều, đã cho chúng tôi nhận định :
Chiến lược Toàn Cầu của Hoa-Kỳ trong 2 thập niên 70-80 của thế kỷ 20 là chấm dứt Chiến tranh Lạnh, đạp đỗ thành trì Đệ tam Quốc tế, dứt điểm Liên sô, sỏ mũi Trung cộng để cuối thế kỷ 20 chỉ còn Hoa-Kỳ là Siêu-Cường Quốc Độc-Tôn .

Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 mà chủ yếu là cuộc chiến Việt Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu của Hoa-Kỳ nhằm đối phó Trung Cộng trên cục diện phòng thủ vùng Đông-Nam Á .
Năm 1959, Liên sô từ chối trợ giúp Trung Cộng chế tạo bom Nguyên tử, mối bất hòa bắt nguồn từ đó ...càng trầm trọng hơn khi hai nhà vật lý học trẻ Hoa-Kỳ gốc Trung-Hoa Tchen Ninh Lang và Tsung Lao Lee được giải thưởng Nobel từ Hoa-Kỳ trốn về Trung Cộng ( trốn về hay một hình thức Mỹ đồng tình trợ giúp Trung Cộng, buông thả cho đi ). Bốn năm sau ( 1964 ) Trung-Cộng thử trái bom nguyên tử đầu tiên.
Từ đó Thế giới Cộng sản trở thành con rắn 2 đầu và tự nó cắn nhau ( do ai ? vì sao? ).

Cũng năm 1964, Hoa-Kỳ thay ngựa giữa đường và đỗ quân vào Miền Nam Việt Nam, cuộc chiến càng khốc liệt hơn ...... nhưng đánh không để thắng, chỉ buộc Cộng sản Bắc-Việt phải tiếp tục cuộc chiến ...Liên-sô và Trung Cộng trợ lực Cộng sản Bắc-Việt mặc dù bất hòa và tiến lần đến đối nghịch vào đầu thập niên 70 .
Nhiều người bảo vào thập niên 1960 Cộng sản Bắc-Việt đi dây giữa Liên-sô và Trung-Cộng, nhận xét đó đúng bề ngoài, thật sự Liên sô và Trung-Cộng rơi vào thế chẳng đặng đừng buộc phải giúp Cộng sản Bắc Việt vì thể diện Đệ tam Quốc tế, Xã hội Chủ nghĩa anh em. Hoa-Kỳ sử dụng vũ khí đạn dược thừa thãi còn tồn kho từ Đệ nhị Thế chiến đến Chiến tranh Triều Tiên viện trợ cho QLVNCH.
Riêng Quân Đội Hoa Kỳ trang bị hỏa lực tân tiến, trong trường hợp cần thiết, Hoa-Kỳ sử dụng vũ khí tối tân thích ứng để thí nghiệm chiến trường.
Trong thập niên này, Hoa-Kỳ đánh để mà đánh kéo dài theo kế sách, vì còn những mặt trận ở những vùng khác trên thế giới phải ăn nhịp theo trù liệu trong chiến lược toàn cầu.

Cơ hội để dứt điểm Cộng Sản BắcViệt là liền sau trận Tổng công kích Mậu Thân 68. Hoa-Kỳ và QLVNCH rất thuận lợi và đầy đủ lý do chính đáng phản công Bắc tiến.
Không thực hiện cuộc phản công Bắc tiến, đó là sự kiện hoàn toàn nghịch lý trong binh pháp, càng nghịch lý hơn, sau trận Tổng công kích Mậu Thân 68, truyền thông Hoa-Kỳ tuyên dương đó là Thành quả Chiến thắng Chính trị, Tâm lý của Cộng sản BắcViệt và tay sai Việt cộng, trước công luận Hoa-Kỳ và Thế giới , căn nguyên cho sự phát động phong trào phản chiến rần rộ khắp mọi nơi.
( tại sao ? )
Chuyến đi đêm sang Trung cộng của Tiến-Sĩ Kissinger rồi đến thỏa hiệp ngầm Thượng-Hải với Thủ-Tướng Chu Ân Lai, đưa đến bang giao hữu nghị giữa Hoa-kỳ và Trung cộng khiến cả Thế giới chưng hửng. Hẳn nhiên, cục diện toàn vùng Đông-Nam sẽ phải thay đổi cho phù hợp với chiến lược và quyền lợi hai bên.

Thập niên 70-80 Liên-sô tố hết láng từ canh bài Đông Âu, Iraq / Iran, Trung Đông / Ai-cập,Trung Á / A phú Hản và Đông Dương / Việt Nam để tranh thắng hay ít ra nắm được thế thượng phong trước những sách lược của Hoa-Kỳ .
Hoa-kỳ biết rõ hơn hết Siêu cường Liên-sô suy đồi sau 30 năm thi đua cường lực với mình qua mọi phương diện. Đối đầu mỗi canh bài, Hoa-kỳ hành sử mỗi cách, quân bài được sử dụng tương đối hay tuyệt đối tùy kế-sách cho từng cục diện của mổi vùng .
- Quân bài Do-Thái được hành sử tuyệt đối để triệt hạ mọi quân bài của Liên-sô khuấy động vào vùng Trung-Đông.
- Quân bài Iraq / Saddam Hussien được hành sử tương đối để cầm chân cuộc cách mạng Hồi giáo của Iran /Ayatollah Khomeyni.
- Quân bài Ben Laden và Quân kháng chiến Hồi giáo A phú hản được hành sử tuyệt đối để đánh đuổi Liên-sô ra khỏi A phú Hản, bẻ gãy mũi dùi Liên-sô trổ xuống biển Oman nhằm bắt tay với Ấn-Độ thao túng Ấn-Độ Dương.
-Sự đắc cử Giáo-Hoàng Giáo-Hội Công-Giáo La-Mã Vatican của Đức Hồng-Y Karol Wojtyla người xứ Ba-Lan / Đông Âu, căn nguyên tạo sinh lực thúc đẩy phong trào nghiệp đoàn Công nhân Ba-Lan Solidarnosc / L.Walesa phát động cuộc chống đối toàn diện, đưa đến sự sụp đổ chế độ Cộng Sản Ba Lan, kéo theo
sự triệt hạ bức tường Ô nhục Bá Linh, nước Đức thống nhất, toàn thể chế độ Công sản Đông Âu sụp đổ. Liên minhVarsovie tan vỡ, Hồng Quân Liên Sô rút khỏi Đông Âu. Xã hội Chủ nghĩa phá sản chính trên đất nước phát sinh ra nó,Liên Sô bị khai tử và vỡ ra từng mảnh ,chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Tất cả những quân bài đều được tuần tự hóa giải tròn trèm gần 20 năm kể từ sau khi chấm dứt chiến tranh Đông Dương lần thứ 2, nghĩa là từ thỏa hiệp ngầm Thượng Hải 1972, hiệp định Paris 1973 đến khi tái lập nước Nga sô với Tổng Thống Boris Eltsine 1991.

Điểm nóng thật sự của chiến tranh Lạnh giữa Thế giới Tự do và Thế giới Cộng sản chính là cuộc chiến Việt Nam, mặc dù Đông-Âu là diễn trường kết thúc.
Dị biệt với những nơi khác trên thế giới, chiến tranh Việt Nam chính là nơi con rắn Quốc-Tế Cộng-Sản hai đầu Trung-Cộng và Liên -Sô qua tay sai Cộng-Sản Bắc-Việt trực diện đối đầu với Hoa-Kỳ.


Chiến tranh Việt Nam chia thành 2 giai đoạn :

- Giai đoạn một, kết thúc bởi quyết định của Hoa-Kỳ ngưng thi hành kế hoạch oanh tạc " mãnh liệt " bằng không quân xuống trận địa Điện biên Phủ tiêu diệt toàn bộ chủ lực quân Việt Minh , thay vì trù liệu để Pháp thắng thì chiến thắng trận Điện Biên Phủ rơi vào tay Việt-Minh Cộng-Sản. Hiệp định Genève1954 chia đôi Việt Nam, Miền Bắc rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.
Áp lực của Hoa-Kỳ buộc Pháp trao lại Chính quyền Miền Nam cho Cựu Thượng-Thư Ngô Đình Diệm với sự viện trợ khẩn cấp của Hoa-Kỳ và sự ủng hộ nhiệt tình của Tòa-Thánh Vatican Giáo Hội Công-giáo La-Mã .
Mục đích, xây dựng Miền Nam thành một quốc gia thân Hoa-Kỳ đầy đủ kỷ cương, có một hệ thống Chính quyền vững chải với một Quân Đội hẳn hòi để trấn giử tiền đồn chống Cộng Sản, một lá chắn Chính trị, Quân sự ngăn chặn hiểm họa Trung Cộng tràn xuống toàn vùng Đông-Nam Á .
Thành thật, khách quan mà quán xét : Hiệp định Genève 1954 chỉ là một thỏa hiệp tạm thời, vấn đề sẽ phải tiếp tục thương thảo giải quyết theo phương thức do hiệp định đề ra.
Thời điểm đó,Sức mạnh Siêu-Cường Quốc Nguyên tử Hoa-Kỳ với lực lượng hùng mạnh của Đệ Thất Hạm Đội lúc nào cũng túc trực ở Biển Đông, chính là chiếc dù hổ trợ mạnh mẻ cho Tổng-Thống Ngô Đình Diệm thẳng thừng bác bỏ việc thi hành những điều khoản chính yếu ghi trong hiệp định Genève.
Cho nên từ năm 1955 đến 1963, chúng ta có thể mường tượng như 15 phút nghĩ giãi lao, sau khi dứt hiệp đầu của một trận cầu bóng đá.
Vào dịp này, Huấn luyện viên cần đổi chiến thuật thường thay đổi cầu thủ để thủ thắng hay thủ hòa hoặc giả, luôn cả trường hợp bán độ trận đấu .
Hoa-Kỳ thay ngựa giữa đường, lật đổ và xuống tay giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố-Vấn Ngô Đình Nhu đều là chủ định cho việc thực thi Chiến lược toàn cầu, nghĩa là tiếp tục cuộc chiến tranh Việt-Nam lần thứ 2.
Giả sử, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đào thoát ra ngoại quốc, rồi tị nạn trên đất Pháp, đất Ý...
Với những xáo trộn chính trị liên tục từ sau cuộc đảo chánh do Hoa-Kỳ chủ động, đồng thời với sự vùng dậy của các phần tử triệt để ủng hộ chế độ củ, cộng với sự nhúng tay của các Thế lực Tây phương trong giai đoạn 1964-1967, Tổng Thống Ngô Đình Diệm có nhiều cơ hội trở về nắm lại Chính quyền Miền Nam .
Trù liệu cho việc đó có thể xẩy ra sẽ làm hư hại chiến lược của mình, nên Hoa-Kỳ " nhổ cỏ, nhổ tận gốc " là thế .

- Giai đoạn hai, Hoa-Kỳ tuần tự chủ động những sự việc như sau :
1- Gây xáo trộn nội bộ và bôi nhọ vai trò chính trị của VNCH trên chính trường Quốc Tế .
2- Tạo lý do chính đáng để " Lập Pháp Hoa-Kỳ " cắt đứt viện trợ cho VNCH.
3- Áp lực tối đa buộc VNCH ký kết Hiệp định Paris .
4-Thỏa thuận ngầm, bật đèn xanh để Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, không trợ chiến, mặc dù Hạm Đội 7 có mặt gần nơi Hải Trận.
5-Bật mí "Tin tối mật" của VNCH cho những Gián điệp Nhị trùng, ngầm thúc đẫy Cộng Sản Bắc Việt tổng tấn công VNCH .
6-Gây thuận lợi cho Khờ me Đỏ chiếm lĩnh Campuchia .
7-Cương vị lãnh đạo chỉ huy, với đầy đủ mọi phương tiện Quân-sự sẳn có,vì quyền lợi Siêu-Cường Quốc của mình, Hoa-Kỳ thẳng thừng phản bội Đồng-minh." Trói tay " Quân Lực VNCH và " đâm sau lưng " Chính thể VNCH, triệt tiêu tiềm lực chiến đấu của toàn thể Dân Quân Cán Chính để Bộ đội Cộng Sản Bắc Việt thong dong cưỡng chiếm Miền Nam Việt-Nam .

Ngày 30.04.1975, Bộ đội Cộng Sản BắcViệt tiến vào SàiGòn kết thúc giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh Việt-Nam.
Hoa-Kỳ rút đi, bỏ lại Đông Dương cho con rắn Cộng Sản 2 đầu Liên-sô và Trung-cộng tự cắn nhau.
Hoa-kỳ rút đi, nửa triệu người Việt Nam đi tìm Tự do chết ngoài Biển Đông, hằng trăm ngàn người Việt Nam bị tra tấn tù đày. cả triệu Quân Cán Chính VNCH sống oằn oại gông cùm dưới sự trả thù tàn độc của Tập đoàn Cộng Sản Việt Nam .
Hoa-Kỳ rút đi, hai triệu người dân Campuchia bị bọn Khờ me Đỏ sát hại .
Hoa-Kỳ rút đi, hàng trăm ngàn người dân Mong bị bọn Pathet Lào giết hại trả thù .
Và, Hoa kỳ rút đi, gần Ba triệu người Việt Nam tị nạn Cộng sản sống kiếp đời lưu vong tha phương cầu thực xứ người.

Còn tiếp

vendredi 2 décembre 2011

Anh Huy

Dân tộc Sinh tồn

Phần 5

Thế rồi...Điện Biên Phủ thất thủ ...
Sự thất bại của Thực dân Pháp tại Đông Dương, nằm trong kế hoạch để Tư bản Mỹ tạo dựng lại một chiến lược mới, linh động, thuận lợi và phù hợp với tình thế Á Châu hiện tại.

Cho nên, vào ngày 21.07.1954 các Cường quốc liên hệ, thỏa thuận nhau ngưng cuộc chiến Đông Dương bằng việc ký kết hiệp định Đình chiến Genève, tạm thời chia hai đất nước Việt Nam lấy vĩ tuyến thứ 17 dọc theo giòng sông Bến Hải làm ranh giới, chờ thống nhất bằng kết quả của một cuộc tổng tuyển cử dân chủ được Quốc tế giám sát, dự liệu thực hiện trong vòng 2 năm tới.
Chính thức hổ trợ cho Thực dân Pháp kể từ năm 1950 cho đến ngày ký hiệp định Genève 21.7.1954. Tư bản Mỹ đã bỏ vốn vào chiến cuộc Đông Dương về quân viện và kinh viện gần 3 Tỷ Đôla gồm :
554 phi cơ chiến đấu và vận tải, 347 tàu chiến, 182 xe tăng, 1498 quân xa, 20593 xe chuyên chở, 44.360.000 băng đạn, 8.212.000 đạn đại bác.
Số lượng quân cụ, đạn dược, chiến xa, phi cơ, tàu chiến chỉ là một phần tồn kho sau Đệ II Thế chiến, được đem ra viện trợ cho Thực dân Pháp tiêu thụ trên chiến trường Đông Dương.

Số vốn đó, tạo thành phần lời mà Tư bản Mỹ buộc Thực dân Pháp phải hủy bỏ lá bài Bảo Đại, hoàn giao vào tay Tư bản Mỹ : Một Chính phủ Quốc Gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm, với phân nửa nước Việt Nam, sẽ được kiến tạo thành tiền đồn chống Cộng cho Thế giới Tự do, tài trợ và chỉ huy bởi Tư bản Mỹ.

Ngược lại, từ năm 1949 sau khi chiếm Hoa lục, Cộng Sản Trung Hoa đã huấn luyện và chi viện rất lớn lao về quân sự , trang bị toàn bộ vũ khí cho Bộ đội Việt Minh Cộng Sản. Riêng từ năm 1951 đến trước ngày Điện Biên Phủ thất thủ, VNDCCH của Hồ Chí Minh nhận được khoảng 82.000 tấn hàng mà Cộng Sản Trung Hoa yểm trợ đổ vào cuộc chiến, trợ lực người đồng chí láng giềng anh em.
Thực tế đó cũng là một hình thức đầu tư, che dấu bằng những danh từ hoa mỹ nực mùi Quốc tế Cộng Sản.
Cái lời của Bắc Kinh là hưởng lại được phần quà của Đồng Minh hiến tặng cho Trung Hoa Dân Quốc sau Đệ II Thế Chiến. Dù rằng, không chiếm đóng miền Bắc Việt Nam bằng quân đội. Nhưng Chính thể của VNDCCH đi lần vào quỹ đạo chư hầu phiên thuộc Cộng Sản Trung Hoa. Tự động, trở thành tên lính tay sai của Quốc tế Cộng sản, tiến công vào tiền đồn Thế giới Tự do, phá rối chiến lược be bờ!

Được sự ủng hộ tối đa của Hồng Y Spellnan thông qua Tòa thánh Vatican.Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm được Chính quyền và Tư bản Mỹ chọn lựa như là một quân bài lý tưởng cho nước bài chống Cộng sáng giá tại Miền Nam Việt Nam .
Tư bản Mỹ tổ chức đại quy mô cầu không hải vận trong vòng 10 tháng, di chuyển gần 1 triệu đồng bào miền Bắc, đa số là thành phần Thiên Chúa giáo La Mã vào Nam định cư.
Trên phương diện truyền thông là Đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam lánh nạn Cộng Sản. Thực chất là một cuộc tái phối trí tại Miền Nam một thực thể chống Cộng trong tương lai, tạo dựng thành một lực lượng chính trị chiếm 7% dân số Miền Nam, triệt để ủng hộ Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm vô điều kiện.

Giải pháp Bảo Đại và Quốc Gia Việt Nam chỉ là quân bài chính trị vớt vát lót đường do Pháp Thực Dân chủ trương, buộc lòng Tư Bản Mỹ ủng hộ vào thời điểm quyết liệt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ I.Lật đổ Quốc Trưởng Bảo Đại, triệt tiêu Quốc Gia Việt Nam qua một cuộc Trưng Cầu Dân Ý, khai sanh đệ nhất " Việt Nam Cộng Hòa " và đặt Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm vào chức vị Tổng Thống, hoàn toàn nằm trong kế sách của Tư Bản Mỹ với sự ủng hộ nhiệt tình của Tòa thánh Vatican.

Nhằm thực hiện kế hoạch be bờ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh với Đệ Tam Quốc Tế, Tổng thống Ngô Đình Diệm không cần thiết đến thực lực của các Đảng Phái Quốc Gia, hổ trợ trong tư thế liên hợp để xây dựng nền tảng cho một chế độ Dân chủ Tự do thật sự tại Miền Nam Việt Nam, nhằm đối đầu với chế độ Cộng Sản Bắc Việt độc tài đảng trị.Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu thành lập Đảng Cần Lao Nhân Vị, phát triển mạnh mẻ các tổ chức ngoại vi chỉ nhằm vô hiệu hóa sinh hoạt chính thức của các Giáo phái Dân tộc, Đảng phái Quốc gia, tóm thâu quyền lực cai trị Miền Nam Việt Nam quy về Phủ Tổng Thống - Dinh Độc Lập.
Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa của Chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ trong vòng hai năm 1955-1956 đã xây dựng thành công tại Miền Nam Việt Nam một Chế độ độc tài gia đình trị, mạnh dạn từ chối hiệp thương Nam Bắc chiếu theo điều khoản ghi trong hiệp định Genève1954, thẳng thừng đối đầu với chế độ Cộng sản độc tài đảng trị Miền Bắc.

Sự vắng mặt Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh, Đảng Trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng thắm thoát đã 10 năm !Trong khoảng thời gian 10 năm dài ấy, Đại Việt Quốc Dân Đảng đối đầu với cuộc diện chính trị hoàn toàn bất lợi.Chủ Nghĩa Dân tộc Sinh Tồn mai một trước những chủ trương nhất thời dựa vào những cường lực vong bản ngoại lai, quyết chia đôi Việt Nam, đưa Tổ Quốc thân yêu của chúng ta vào bãi chiến trường tranh chấp giữa Thế giới Tự do và Thế giới Cộng sản.

Đất nước qua phân, Miền Bắc rơi vào tay Việt Minh Cộng Sản tay sai Liên sô và Trung Cộng.Đảng phái Quốc gia từng liên hiệp, từng đối đầu với Việt Minh Cộng Sản buộc phải di chuyển toàn lực vào Nam.Tại Miền Nam Việt Nam, chủ trương chính trị độc đảng, gia đình trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, hoàn toàn dựa vào sự hổ trợ của Tư bản Hoa Kỳ và Vatican tạo thành ngõ cụt cho tất cả sinh hoạt của các Giáo phái Dân tộc và các Đảng phái Quốc gia.

Đó cũng chính là yếu tố phân hóa ra thành nhiều hệ phái Nam, Trung, Bắc. Gây đổ vỡ sự nghiệp của Đại Việt Quốc Dân Đảng, mai một đi Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn mà Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh cả một đời đem công sức và trí tuệ ra gầy dựng. Các cộng sự viên thân tín một thời cùng Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh từng đấu tranh dành Độc Lập và vẹn toàn lãnh thổ quê hương Việt Nam cũng như toàn thể đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng đứng trước một trong 4 quyết định :
- Cải đảng, tùng phục chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Lưu vong hải ngoại ...
- Lui vào bóng tối ...
- Thành lập chiến khu, bảo toàn lực lượng...

Dựa vào sự bảo trợ nhiệt tình của Tư bản Hoa Kỳ và Vatican, chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng thực thể chính-trị tôn-giáo chỉ 7% dân chúng Miền Nam để điều hành thể chế Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.Quả thật là một sự bất công có chủ ý, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xô đẩy đa số 93% đồng bào Miền Nam trở thành công dân hạng nhì.Đồng thời bỏ mất đi cơ hội bằng vàng xây dựng Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa trở thành một Quốc Gia Dân Chủ Tự Do, một chính thể Cộng Hòa Pháp Trị và một Chế Độ Đa Nguyên Đa Đảng .

Hội đủ những điều kiện trên, chính quyền Ngô Đình Diệm có được chính nghĩa mà những chính quyền tiền nhiệm được dựng lên chỉ là bù nhìn tay sai, nhằm thực hiện những chiêu bài chính trị ma nớp của Cường quyền Quốc tế và Thực dân Pháp trong suốt 9 năm chiến tranh Đông Dương lần thứ I
Nhưng khắc nghiệt hơn, Chính quyền Ngô Đình Diệm lại trói buộc các Giáo phái Dân tộc và Đảng phái Quốc Gia vào thế đối lập để triệt hạ. Nguyện vọng của 93% quần chúng Miền Nam bị khước từ và cấm đoán bằng bạo lực.

Giai đoạn đen tối đó được Cố Chủ Tịch Đại Việt Cách Mạng Đảng, Kỹ Sư Hà Thúc Ký ghi lại trong Hồi ký Chính trị " Sống Còn Với Dân Tộc " như sau :
"Chế độ chuyên chính và độc tôn của nhà Ngô ngày càng thấy rõ và đối lập không còn đất đứng. Ngày 4-3-1956, chính quyền tổ chức Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo Hiến Pháp.
Thành phần Dân Biểu Lập Hiến gồm 123 người. Tất cả các giai đoạn của tiến trình hình thành Hiến Pháp, từ công việc biên soạn đến thảo luận, biểu quyết và ban hành, nhất nhất đều phải thông qua sự chỉ đạo của Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Ngày 20-10-1956, Hiến Pháp được ban hành. Việt Nam Cộng Hòa được khai sinh với Tổng Thống Chế, mọi quyền hành được tập trung hoàn toàn vào tay Tổng Thống. Ngày ban hành Hiến Pháp được chọn làm ngày Quốc Khánh. Song hành với cơ cấu chính quyền, các ông họ Ngô còn tổ chức Đảng Cần Lao Nhân Vị . Từ quân, cán, chính đến dân sự, mọi người ào ạt gia nhập đảng cầm quyền đểmưu cầu địa vị, áo cơm. Có người chất vấn cán bộ chủ chốt của Đảng CầnLao Nhân Vị về chủ trương của đảng thì được trả lời một cách thản nhiên :" Chủ trương nằm trọn trong Hiến Pháp 26-10-1956 ". Như vậy, Đảng Cần Lao Nhân Vị và chính quyền Ngô Đình Diệm tuy hai mà một : Đảng Cần Lao bao trùm lên mọi cơ cấu quốc gia, kể cả quân đội.Vào lúc bấy giờ ở Việt Nam chỉ còn có hai đảng : Đảng Cộng Sản ở Miền Bắc, và Đảng Cần Lao ở Miền Nam. Ở cả hai miền, tiếng nói đối lập bị bịt miệng bằng nhà tù."
( trang 218 )


Cố Giáo-Sư Hùng-Nguyên Nguyễn Ngọc Huy, Thủ-lãnh Đảng Tân Đại-Việt trong quyển II " Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn " chương luận về Chế-Độ Độc-Tài đã nhận định và phân tích như sau :
" Cứ theo tên nó, chế-độ độc-tài là chế-độ trong đó một người nắm hết tất cả quyền-thế trong tay và một mình quyết định về mọi việc quan-trọng có dính dáng đến vận-mạng dân-tộc. Nhà độc-tài có thể nhờ sự phụ-tá của một hoặc nhiều cố-vấn, hay tự mình suy xét và định đoạt không cần ý-kiến ai.Ông ta có thể tỏ ra rộng-rãi với người khác hay hết sức tàn bạo. Nhưng bất cứ trong trường hợp nào, sự đối-lập không được dung-tha, và mọi người trong nước dầu muốn dầu không, đều phải cúi đầu tuân lịnh trên..............
Nhà độc-tài của chế-độ này thường phải dựa vào một tổ-chức võ-trang quân đội hay chánh đảng, và nhờ sự tổ chức ấy mà cai-trị dân-chúng. Tuy thế, họ vẫn tuyên-truyền rằng mình tranh-đấu cho dân-chúng và hoạt-động theo ý dân-chúng. Do đó, về nguyên-tắc, họ vẫn chấp-nhận cho quốc-gia có một Quốc-hội do dân-chúng cử ra và được quyền bàn cãi về quốc-sự. Nhưng thật sự, những nhơn-viên Quốc-hội được chánh-quyền chọn lựa sẵn và luôn luôn làm theo ý chánh quyền. Việc tuyển-cử cũng như việc thảo-luận và biểu quyết của Quốc-hội chỉ là trò dàn cảnh để gạt dân-chúng mà thôi................................................
Nhưng chế-độ tài không phải là không có hại. Một cá-nhơn dầu tài giỏi đến đâu cũng không thể nào đủ sự sáng suốt để phán-đoán tình-thế một cách đúng đắn mãi được. Nhà độc-tài có thể lầm lạc, càng có thể lầm lạc là vì trong chế-độ độc-tài, tất cả những nhơn-viên hạ-cấp đều quá sợ người trên.Chẳng những không dám chỉ-trích những chổ bậy của người trên, họ lại càng sẳn sàng ca ngợi mọi hành-động của người trên, bất cần hay dở. Điều này làm cho nhà độc-tài chủ-quan và mù quáng. Họ không còn thấy rõ được sự thật và sự phán-đoán của họ cũng không thể nào đúng đắn đắn được.Mỗi sự lầm lạc của nhà độc-tài có thể đưa đến những kết-quả tai-hại cho toàn thể dân-chúng. Như vậy, dầu cho nhà độc-tài có thực tâm muốn phụng sự dân-tộc, ông ta cũng có thể đưa dân-chúng đến sự thất-bại thảm-thương.Phương chi những nhà độc-tài thật tâm phụng-sự dân-tộc vốn có ít, còn những kẻ muốn lợi-dụng quyền-thế lại nhiều hơn.Trong lịch-sử các dân-tộc, những nhà vua sáng suốt biết thương dân có thể đếm trên đầu ngón tay, trong khi bọn hôn-quân bạo-chúa không thể kể xiết được.Thêm nữa, chính những nhà độc-tài bản tâm tốt lại có thể bị sự phú-quí làm cho sa ngã.
" Chánh-quyền làm hư hỏng con người ". Đó là điều nhận xét rất đúng. Một nhơn-vật nắm giữ quyền-bính một nước trong tay tự-nhiên có tâm-trạng và quan-điểm khác với một nhà cách-mạng hay một nhà chánh-khách đứng ngoài chánh phủ.............................

Ngoài ra, chế-độ độc-tài còn có cái tai hại rất to là làm khổ dân. Trong một nước theo chế-độ độc-tài, pháp-lịnh luôn luôn truyền từ trên xuống dưới và người đại-diện thấp nhứt của chánh-quyền cũng đã có một oai-thế rất lớn đối với dân-chúng rồi. Vả lại, kẻ dưới rất sợ người trên, thành ra nhiều khi quá cẩn-thận trong sự thi-hành pháp-luật, và do đó mà nhũng-nhiễu dân-chúng. Đó là chưa kể trường-hợp họ lạm-dụng oai-thế mà bóc lột hiếp đápthường-dân. Trong trương-hợp này, dân-chúng có thể phẫn-uất quá, đứng lên chống-chọi lại chánh-quyền, và cuộc nội-loạn gây ra tự-nhiên làm yếu sức dân-tộc trước các dân-tộc khác.Một mặt khác, chế-độ độc-tài muốn đứng vững được, phải uốn nắn tư-tưởng mọi người theo một khuôn khổ. Mọi học-thuyết có thể hại đến học-thuyết được tôn sùng đều bị cấm nhặt ...................... ( trang 340 ; 344 -> 346 )
Chương " Chế-độ Độc-tài " trong quyển II luận thuyết về Chủ-Nghĩa Dân-Tộc Sinh-Tồn của Cố Giáo Sư Hùng-Nguyên Nguyễn Ngọc Huy phản ảnh về Chế-độ Độc-tài Gia-đình trị Ngô Đình Diệm thật rõ ràng và chín chắn.

Phản ứng của lực- lượng Đại-Việt võ trang ly khai ở Ba Lòng là một trong những thể hiện sự bất mãn cùng tột của 93% nhân dân Miền Nam Việt Nam chống đối lại Chế độ Độc tài Gia-đình trị Ngô Đình Diệm.
Triệt hạ hết Giáo phái Quốc Gia này đến Giáo phái Quốc Gia khác. Đốn ngã hết Đảng phái Quốc Gia này đến Đảng phái Quốc Gia khác.
Chính quyền Ngô Đình Diệm làm mất hết lòng dân đưa Miền Nam xuống dần bờ vực thẳm.
Vào năm 1960, Cộng sản Bắc Việt chụp ngay cơ hội thuận lợi tập hợp một số xu hướng chính trị đối lập thành lập " Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ".Đòn chính trị cân não này khiến thế thượng phong của chính quyền Ngô Đình Diệm gầy dựng được từ 5 năm qua bị lung lay sứt mẽ.
Tiếp đến, cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 của Lữ đoàn Nhảy Dù do Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Văn Đông chỉ huy với sự tham gia của vài Đảng phái Quốc Gia cùng một số đông chính khách tên tuổi cơ hồ làm sụp đồ cả Chế độ Độc tài.

Tuy nhiên, ván cờ Đông Dương đã được trù tính từ đầu thập niên 50, Hoa Kỳ vẫn còn cần thiết chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục cai trị Miền Nam VN, lý do thật giản dị : Vatican vẫn còn triệt để ủng hộ Chế độ Ngô Đình Diệm !
Cho nên Chính quyền Kennedy chỉ khẩn yếu đề nghị thay đổi vài sự thất sách nghiêm trọng, đồng thời gửi Phó Tổng Thống Johnson đến SàiGòn để tạo lại uy tín cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.Cuộc công du 3 ngày tại Miền Nam VN của nhân vật thứ 2 tòa Bạch Ốc, cũng không ngoài mục đích chứng tỏ cho Hà Nội biết rằng: sự quyết tâm nhúng tay của Hoa Kỳ vào VN, cùng lúc nhắn nhủ cho 93 % dân chúng Miền Nam hiểu rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục trợ lực mạnh mẽ cho VNCH .Liền sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục đỗ quân viện và kinh viện cho chính quyền Ngô Đình Diệm tăng thêm 20.000 ngàn quân, ngõ hầu lèo lái Việt Nam Cộng Hòa vào trận chiến Đông Dương lần thứ II, theo đúng chiến lược của Tư bản Hoa Kỳ đã trù liệu trước khi buộc Thực dân Pháp ký kết hiệp định Genève1954.

Khi đề xướng Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn vào cuối thập niên 30, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh hoạch định và thành lập Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng để:" Hợp nhất quốc dân đặt dưới quyền thống xuất duy nhất và cực mạnh "nhằm tranh đấu cho độc lập tự do và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam !
Giai đoạn 1945-1946, thời điểm mà các Đảng phái Quốc Gia có cơ hội giương cao ngọn cờ chính nghĩa dân chủ, tự do dành lại độc lập cho quê hương thì cũng chính là thời điểm các Cường Quốc Đồng Minh thắng trận mang tổ quốc chúng ta ra làm vật tế thần, đổi chác quyền lợi với nhau.Bởi thế, Miền Bắc rơi vào tay Cộng Sản độc tài đảng trị, công cụ của Đệ Tam Quốc Tế. Còn lại Miền Nam, căn cứ địa để các Đảng phái Quốc Gia chỉnh đốn lại hàng ngũ, kiện toàn lại lực lượng ngõ hầu tiếp tục cuộc đấu tranh xây dựng dân chủ tự do và thống nhất đất nước.

Nhưng, Hoa Kỳ và Vatican chọn lựa Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống VNCH.Tổng Thống Ngô Đình Diệm chọn lựa Gia Đình và 7 % quần chúng kết tụ thành đảng Cần Lao Nhân Vị một tổ chức quyền lực chính trị độc tôn cai trị toàn thể Miền Nam Việt Nam.Trong tình thế đó, Đại Việt Quốc Dân Đảng không thể nào thực hiện được lời tâm nguyện của Đảng Trưởng Trương Tử Anh :
" Hợp nhất quốc dân đặt dưới quyền thống xuất duy nhất và cực mạnh "
Trái lại, qua những đột biến chính trị tác động, Đại Việt Quốc Dân Đảng phân hóa ra nhiều Hệ phái và ẩn vào bí mật hoạt động trong suốt 9 năm Chế độ Độc tài Gia Đình trị Ngô Đình Diệm cầm quyền sinh sát tại Miền Nam.

Còn tiếp

Anh Huy

Dân tộc Sinh tồn

Phần 4
Hồ Chí Minh hòa hoãn với Thực dân Pháp khi thuyết phục lãnh tụ QDĐ Vũ Hồng Khanh đồng ký vào Thỏa ước Sơ bộ ngày 06.03.46, chính là một đòn chính trị cân não nhằm đánh phá và triệt hạ Liên Minh QDĐ, buộc Trung Hoa Dân Quốc thực thi Thỏa hiệp Trùng Khánh rút quân về nước,QDĐ và VNCMĐMH mất hẳn đi thế dựa liên hoàn .
Tiếp đến Hội nghị Fontainebleau, đặt Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam vào thế kẹt chính trị, phải chối từ tham dự, để Phạm Văn Đồng thay thế, cầm đầu phái đoàn sang Pháp thương nghị.

Mặc dù, Hội nghị Fontainebleau tan vỡ vì Cao uỷ Pháp, Đô đốc d'Argenlieu giở trò ma nớp chính trị, thành lập Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc và Chính phủ Nam Kỳ Tự Trị do Bs Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng. Nhưng, Hồ Chí Minh vẫn hạ bút ký Tạm ước ( modus vivendi ) vào lúc nửa đêm 14.9.1946 tại Pháp, nhân danh Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp VNDCCH.

Hành động nhượng bộ Thực dân Pháp để bám chặt Chính quyền, đặt nước VNDCCH vào tư thế tự trị trong Liên Hiệp Pháp cũng chính là thủ đoạn chính trị thâm độc đối với các vị lãnh tụ Đảng phái Quốc gia tham gia vào chính phủ liên hiệp .
Các đảng phái Quốc gia cực lực chống đối Tạm ước ( modus vivendi ) ....Một số lảnh tụ then chốt như Cựu Hoàng Bảo Đại, Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam v.v... lần lượt rút ra khỏi Chính phủ Liên hiệp thoát ra ngoại quốc, một số khác rút lui vào bóng tối ...
Mặc dù ĐVQDĐ đang trong tình thế bất lợi, Nhà Cách mạng Trương Tử Anh vẫn không chấp nhận thái độ và hành vi tiêu cực, hay toa rập cùng Việt Minh hòa hoản trước những mưu đồ quyết tái lập chế độ thuộc địa Thực dân Pháp trên toàn bán đảo Đông Dương.

Không dựa vào một thế lực ngoại lai nào, để đấu tranh cho nền độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ VN. Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn chủ trương : Tổ quốc Việt Nam, Dân tộc Đại Việt là thế dựa duy nhất và chỉ có một thế dựa đó mà thôi !
Tinh thần Bi, Trí, Dũng từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn là kim chỉ nam cho hành trình cứu nước của Nhà Cách mạng Trương Tử Anh cũng như chí khí bất khuất của Bình Định Vương Lê Lợi, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã hun đúc nên đường lối chỉ đạo của ĐVQDĐ trong cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp và các tà thuyết ngoại lai dùng bình phong dân tộc giả mạo để độc quyền bán nước !

Con cờ Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của cán bộ Quốc tế Cộng sản Hồ Chí Minh, đã được Tư bản Mỹ chiếu cố hổ trợ qua sự đảm bảo của Cộng sản Liên sô trong thế Đồng Minh chống lại Quân phiệt Nhật.
Trong khi một số Nhân sĩ và Đảng phái Quốc gia lại mặn nồng thiện cảm đối với chiêu bài " Đại Đông Á " của Quân phiệt Nhật. Trong đó phải kể đến Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Nhà Cách mạng Phan Bội Châu, cựu Thượng Thư Ngô Đình Diệm, Hộ Pháp Cao Đài Phạm Công Tắc ...
Sự sáng suốt của Nhà Cách mạng Trương Tử Anh khi đề xướng Chủ nghĩaDân tộc Sinh tồn. Chính là ngọn đuốc dẫn đường cho cuộc đấu tranh dành độc lập, bởi vì không thể lỗi thời cho dù cuộc diện thế giới biến đổi.
Bởi vậy, sự biệt tâm mất tích của Nhà Cách mạng Trương Tử Anh trong ngay giờ phút đầu cuộc chiến Việt Pháp đã được dự liệu trước, do những thế lực từ nhiều phía, quyết triệt hạ thực thể chính trị, quân sự ĐVQDĐ.
Sự vắng mặt Nhà Cách mạng Trương Tử Anh ngay trong thời điểm này, đã phá hỏng đi điều kiện tối cần thiết để triển khai Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn đối đầu Chủ nghĩa Quốc tế Cộng sản và Chủ nghĩa Thần quyền-Thực dân trong cuộc kháng chiến dành độc lập cho quê hương !

Cho nên sau đó, Mặt trận Việt Minh độc quyền kháng chiến chống Chủ nghĩa Thần quyền-Thực dân Pháp trong một cuộc chiến kéo dài 9 năm chia làm 2 giai đoạn :


- Giai đoạn I, từ ngày 19.12.1946 đến ngày 01.10.1949 :
Giai đoạn này, trên bình diện khách quan, không thể bác bỏ lập luận :
Đây chính là cuộc kháng chiến của toàn dân VN chống lại Quân đội Viễn chinh Pháp quyết dùng vũ lực tái lập Chủ nghĩa Thần quyền-Thực dân để thống trị quê hương ta.
Trong giai đoạn này, dù biết chắc Hồ Chí Minh là cán bộ Đệ tam Quốc tế, Trung Hoa Dân Quốc lẫn Tư bản Mỹ đều thúc dục Thực dân Pháp giải Thực tìm cách kết liễu chiến tranh qua giải Pháp " TiTo Hồ Chí Minh " với thể chế chính trị Đông Dương trung lập hóa, hầu rảnh tay giải quyết vấn đề Quốc Cộng Trung Hoa, trước khi Liên sô Cộng sản thọc tay phá rối .

Riêng Tư Bản Mỹ, từ Tổng thống Roosevelt cho đến Tổng Thống Truman đều chủ trương tìm cách chấm dứt xung đột trong hòa bình, nên bổ nhiệm Thống tướng Marshall thay thế Sứ thần Hurley sang Hoa lục thuyết phục Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông bắt tay hòa giải. Cho nên việc Tư bản Mỹ áp lực mạnh với Thực dân Pháp được Nữu Ước Thời Báo số phát hành vào tháng 23.06.1947 loan tin :
Những tờ trình từ Paris cho biết rằng Mỷ yêu cầu Pháp tìm cách kết liễu chiến tranh Đông Dương , ngày hôm nay nếu không hành động sáng suốt hơn, nếu không tìm cách thỏa hiệp với Việt Minh để chấm dứt cuộc xung đột này, nước Pháp đã lầm đường.

Tư bản Mỹ đã rõ sự bành trướng cách mạng vô sản của Liên sô, đang thực sự hăm dọa quyền lợi chung của tất cả các Đồng Minh thân cận nằm trong qũy đạo Tư bản Mỹ.
Thế nhưng, Đế quốc Anh không tán thành vì như thế sẻ làm rúng động toàn bộ thuộc địa Đế quốc Anh trên toàn cầu. Nhất là tiểu lục địa Ấn Độ, phong trào đấu tranh dành lại độc lập bằng chủ trương " Bất bạo động " do Thánh Gandhi khởi xướng sẽ lan rộng khắp mọi nơi !

Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục, càng lúc càng quyết liệt hơn. Phe nhóm Thực dân Pháp ảnh hưởng Chủ thuyết Thần quyền nghiêng về chủ trương của Đế quốc Anh, cũng như chủ đích của Đảng Cộng sản VN chỉ đạo Mặt trận Việt Minh là phải áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế trên toàn thể lãnh thổ Đông Dương.
Vì thế, giải pháp " Tito Hồ Chí Minh " không thể nào thực hiện được trong lúc này, vì ván bài phé " Chiến Lược Đông Dương " chưa phe nào kéo thêm lá bài thứ 3 !

- Giai đoạn II, từ ngày 01.10.1949 đến ngày 21.07.1954 :
Hồng quân Cộng sản Trung Hoa đánh tan Quân đội Trung Hoa Dân Quốc, Tổng Thống, Thống Chế Tưởng Giới Thạch mang khoảng 200 ngàn tàn quân và 2 triệu dân Hoa Lục chạy thoát ra Đài Loan xây dựng lại cuộc cờ !
Ngày 01.10.1949, tại Bắc Kinh, nơi Quảng trường Thiên An Môn , Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Cũng chính vào ngày đó, ván bài phé " Chiến Lược Đông Dương " cả hai phe Việt Minh và Thực dân Pháp đều kéo thêm lá bài thứ 3 nổi mặt :
* Lá bài thứ 3 của Việt Minh là Cộng Sản Trung Hoa .
* Lá bài thứ 3 của Thực dân Pháp là Tư bản Mỹ và Cường quyền Quốc tế.

Cuộc đấu tranh dành độc lập chính đáng của Dân Tộc Đại Việt sang trang.
Bởi vì, những cường lực chi phối thế giới hiện tại, xuyên qua những chủ nghĩa ngoại lai, đội lớp bằng nhiều hình thức chiêu dụ. Chủ mưu biến cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lăng , đô hộ của Thần quyền & Thực dân Pháp để dành Độc lập cho Dân Tộc Đại Việt suốt gần một thế kỷ nay, thành cuộc chiến được gọi qua nhiều danh từ mới lạ :
- Cuộc thư hùng máu lửa giữa khối Thế giới Tự do và Thế giới Cộng sản.
- Cuộc tranh biện từ triết học chuyển sang vũ lực giữa Chủ thuyết Vô thần và Chủ thuyết Hữu thần.
- Cuộc chiến ngăn ngừa làn sóng đỏ CS tràn xuống Đông Dương.
- Cuộc chiến giải phóng Dân tộc bị thống trị bởi Thực dân & Đế quốc. Vân vân ....và vân vân.
Tựu trung, chỉ là những mánh khóe tuyên truyền, để che dấu sự tàn bạo, bất nhân của những chủ nghĩa ngoại lai lừa phỉnh quần chúng, triệt tiêu Tinh thần Sinh tồn Dân tộc Đại Việt.

Mặc khác, cũng vì Trung Hoa Dân Quốc bại trận, Hoa lục rơi vào tay Cộng sản. Tư bản Mỹ thay đổi ngay chiến lược, dời lá chắn chống Quốc tế Cộng sản xuống bán đảo Đông Dương, để ngăn làn sóng Đông Phương Hồng của Mao Trạch Đông chực chờ nhuộm đỏ cả vùng Đông nam Á .

Bốn năm trước đây, Thực dân Pháp với sự đồng tình cùng với Việt Minh ký các thỏa hiệp Sơ Bộ, Tạm ước ( modus vivendi ). Các đảng phái Quốc gia bất mãn, tạo thành những đối kháng chính trị bạo động . Lợi dụng cơ hội đó, Việt Minh và Thực dân Pháp dùng vũ lực loại các đảng phái Quốc gia ra ngoài vòng đấu tranh, lùi vào bóng tối
Thì nay, được sự ưng thuận của Tư bản Mỹ, Thực dân Pháp đồng ý trả Độc lập cho VN qua lá bài Bảo Đại. Nhân danh khối Tự do ân cần mời mọc các đảng phái Quốc gia hưởng ứng chủ trương này và tham gia vào cuộc chiến chống lại khối Cộng sản mà Việt Minh chính là tên lính tiên phuông .
Cũng bốn năm trước đây, Việt Minh thỏa thuận cùng Thực dân Pháp bằng mọi cách trục xuất cho bằng được Quân đội Trung Hoa Dân Quốc về nước để Thực dân Pháp thế chân, đồng thời nhân cơ hội chặt đứt thế dựa chiến lược của Việt Quốc và Việt Cách.
Thì nay, bí mật rước các Tướng lảnh Cố vấn Chỉ đạo và Chí nguyện quân Trung Hoa Cộng Sản vào Bắc Việt, dương nanh múa vuốt sẳn sàng nhảy vào tiếp sức cho cuộc chiến giải phóng dân tộc bị thống trị bởi Đế quốc.& Thực dân.

Ngay thời điểm này, nếu Nhà Cách mạng Trương Tử Anh hiện tiền, Ông sẽ định liệu thế nào về lời mời mọc của Thực dân Pháp và Tư bản Mỹ.
Nhà Cách mạng Trương Tử Anh sẽ phải hành động thế nào trước sự trân tráo của Việt Minh hiện nguyên hình là tập đoàn tay sai của Đệ tam Quốc tế và là tôi tớ của Cộng đảng Trung Hoa.
Tham vọng của Cường quyền Quốc tế, quyền lợi của Thực Dân và mưu đồ ngụy đại đồng của Quốc tế Cộng sản đều là khắc tinh đối với Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn !
Khuất phục Cường quyền Quốc tế, liên kết với Thực dân Pháp, nưong tựa vào Tư bản Mỹ, ủng hộ Phong kiến Bảo Đại như vậy là triển khai Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn ?
Hẳn nhiên là nghịch biến !
Trong bản Tuyên ngôn ĐVQDĐ năm1939, Nhà Cách mạng Trương Tử Anh đã khẳng định :
" Quốc dân phải hiểu rõ rằng : Lấy lại nền độc lập của non sông Đại-Việt là bổn phận thiêng liêng của người Việt. Chỉ có ta mới thực sự vì sự sống còn, vì hạnh phúc của ta mà thôi. ỷ lại người, tin ở người là dắt nhau vào con đường diệt vong.
Hiện thời thế lực của thực dân Pháp chưa bị tiêu diệt hẳn. Ta phải gấp gây lấy một thực lực mạnh mẽ diệt trừ những kế hoạch của kẻ còn nuôi dã tâm xâm lược, và để làm hậu thuẩn cho mọi chính sách ngoại giao.
Thực lực ấy mới chính là then chốt cho công cuộc giải phóng quốcgia và là sự bảo đảm chắc chắn cho nền độc lập của Tổ-quốc. "
Trong phần nhận xét về Chủ nghĩa Cộng sản, Nhà Cách mạng Trương Tử Anh đã quả quyết :
" Muốn giải quyết vấn đề sinh tồn, chúng ta không thể chủ trương thực hành quốc tế chủ nghĩa được. Chủ trương như thế thì bao giờ cũng vẫn hoàn toàn là ảo tưởng. xét về phương diện tâm lý, chủ nghĩa quốc tế không thích hợp với những bản năng cội gốc của loài người, mà về mặt thực tế lại càng không có lý do tồn tại. "

Áp lực của Tư bản Mỹ, Thực dân Pháp thực hiện giải pháp Bảo Đại, trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam và thành lập chính phủ Quốc gia VN bằng sự ký kết Thỏa hiệp Élysées giửa Tổng Thống Pháp, Vincent Auriol và Quốc trưởng VN, Cựu Hoàng Bảo Đại.
Tuy nhiên, đối với Thực dân Pháp, khống chế bởi phe cánh Tướng De Gaulle, giải pháp Bảo Đại chỉ là một chiến thuật uyển chuyển làm hài lòng Tư bản Mỹ để được chi viện quân sự. Kinh tế Pháp kiệt quệ chưa phục hồi,
Thực dân Pháp tối cần sự hổ trợ của Tư bản Mỹ, không phải chỉ để bảo vệ quyền lợi thuộc địa Đông Dương mà luôn cả các thuộc địa Ả Rập-Phi Châu.
Lúc đầu, giải pháp Bảo Đại quy tụ được các nhân sĩ Quốc gia thuộc nhiều xu hướng chính trị như :
Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Nguyễn tường Tam, Nguyễn văn Sâm, Nguyễn Tường Long, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tôn Hoàn, Trần Văn Lý, Trần Văn Tuyên, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Phan Long, Vũ Hồng Khanh, Ngô Thúc Địch, Hoàng Nam Hùng, Giám Mục Lê Hữu Từ ....
Nhưng, Thực dân Pháp dựt dây chủ động mọi sự, nên vai trò Thủ tướng Chính phủ Quốc gia như : Bảo Đại, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Hoàng thân Bửu Lộc chỉ là tay sai thừa hành.
Bởi thế, nhiều nhân sĩ lỡ bộ âm thầm rút lui ngưng hoạt động hoặc xuất dương ra ngoại quốc chờ đợi thời cơ .

Chiến tranh càng khốc liệt, Bộ đội Việt Minh Cộng Sản càng lớn mạnh nhờ sự trợ giúp hữu hiệu của Trung Hoa Cộng Sản láng giềng, dành được thắng lợi trong những trận địa chiến quy mô. Cũng như thành công khi áp dụng chiến thuật " Lấy nông thôn bao vây thành thị "của Mao Trạch Đông.
Nhiều danh tướng Pháp chuốc thãm bại, rút lui về nước như trường hợp :Thống tướng De Lattre de Tassigny...
Địa Võng do Quân đội Viễn chinh Pháp được bày ra trên lòng chảo Điện Biên Phủ, quyết diệt trọn ổ Bộ Đội Việt Minh Cộng Sản, với lời hứa chắc chắn của Tư bản Mỹ là sẽ dùng Thiên La của Không lực Hạm đội 7, dội bom ào ạt có thể cả bom nguyên tử nếu cần xuống Địa Võng Điện Biên Phủ, để cuối cùng Thực dân Pháp thắng lợi Trận chiến Đông Dương.

Cùng lúc, Tư bản Mỹ và Tòa thánh Vatican chọn lọc Cựu Thượng Thư Ngô Đình Diệm thay thế giải pháp Bảo Đại vào chức vụ Thủ tướng Toàn quyền thành lập chính phủ lèo lái Quốc gia Việt Nam.
Vì đây là quân bài lý tưởng, Tư bản Mỹ và Toà Thánh Vatican tin cậy, hoàn toàn thích ứng hơn cho thế chiến lược toàn cầu giữa Thế giới Tự do và Thế giới Cộng sản trong thời gian sắp tới. Hay nói đúng hơn là sẽ phù hợp cho cuộc chiến cục bộ giữa Chủ nghĩa Cộng sản Vô thần và Chủ nghĩa Tư bản Hữu thần .

Trận Điện Biên Phủ mở màn, đồng thời Hội nghị Genève khai mạc. Sự nhịp nhàng này không phải là một sự trùng hợp ngẩu nhiên. Các Cường quốc liên hệ cuộc chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương đã trù liệu cho cuộc Hội nghị tại Genève 1954 lần này, là tu chỉnh lại quyết định của Đồng Minh tại Hội nghị Yalta 1945, phân chia lại Đông Dương và Triều Tiên phù hợp với bối cảnh Thế giới hiện tại.

Sự cứu nguy Điện Biên Phủ bằng cách sử dụng 60 pháo đài bay B.29 mỗi chuyến mang 450 tấn bom từ căn cứ Mỹ ở Phi Luật Tân và 150 phi cơ chiến đấu của Hạm đội 7 ở ngoài khơi vùng Vịnh Bắc Việt, dội bom vào vị trí Bộ đội Việt Minh chung quanh Điện Biên Phủ quả thật là lời hứa ão huyền.!
Bởi vì vào ngày 5.4.1954, Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles chính thức trả lời Thủ tướng Pháp Laniel là :
" Mỹ không can thiệp bằng quân sự trong chiến cuộc Đông Dương theo hình thức hiện tại. "
Chừng đó dữ kiện, chứng tỏ cuộc đấu tranh dành Độc lập Quê hương, vấn đề Sinh tồn Dân tộc Đại Việt, sự vẹn toàn Tổ quốc Việt Nam qua giải pháp Bảo Đại không thành tựu.

Cuộc chiến dành độc lập từ từ chuyển biến thành cuộc chiến tranh giữa những Chủ nghĩa ngoại lai. Các cường quốc liên hệ manh tâm tạo tác thãm cảnh máu lửa dài dẵng trên quê hương Việt Nam thân yêu . Rõ ràng như thế, thì sự quy tụ tham gia vào giải pháp Bảo Đại,
hoàn toàn đi ngược lại Chủ Nghĩa Dân tộc Sinh tồn, mà Nhà Cách mạng Trương Tử Anh đã công bố trong bản Tuyên Ngôn được tuyên đọc trong ngày chính thức chào đời Đại Việt Quốc Dân Đảng vào năm 1939 :
" Mục đích của Đại Việt Quốc Dân Đảng là tập hợp tất cả các phần tử ưu tú khắp các giới trong nước, lập nên một sức mạnh hùng hậu.
Sức mạnh ấy sằn sàng đánh đổ thế lực của bất cứ cường quốc nàomanh tâm xâm chiếm đất đai Đại Việt, để thực hiện nền độc lập hoàn toàn và vì hạnh phúc chung của toàn dân mà xây dựng nên một quốc gia giầu mạnh. Về phương diện bang giao, Đại Việt Quốc Dân Đảng thành tâm giao hảo với nước nào giúp đở đảng thực hiện mục đích trên và sẽ coi là kẻ thù bất cộng đái thiên nước nào có hành động trái ngược lại."

Thực dân Pháp đề xướng giải pháp Bảo Đại là một chiêu bài chính trị rất ngoạn mục để yễm trợ cho Quân đội Viễn chinh Pháp.
Tư bản Mỹ kinh viện và quân viện hổ trợ Pháp qua giải pháp Bảo Đại, ban đầu là thực hiện chính sách giải Thực và thay thế giải pháp Hồ Chí Minh.
Nhưng khi, Trung Hoa lục địa rơi vào tay Cộng Sản, rồi tiếp đến cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Trong chiều hướng thực hiện chíến lược chống lại Quốc tế Cộng Sản của Tổng Thống Mỹ Truman qua sách lược Domino, thì vai trò của Cựu Hoàng Bảo Đại không thể nào đắc ý bằng vai trò của Tổng Thống Nam Triều Tiên Lý Thừa Vãn !
Bởi thế, giải pháp Bảo Đại chỉ là quân bài lót đường và Quốc Gia Việt Nam trở thành lổi thời. Vì, để thực hiện sách lược Domino, Tư bản Mỹ tối cần một lá bài nhân sự lý tưởng, được hổ trợ nhiệt tình của Toà Thánh Vatican và chỉ cần phân nửa nước Việt Nam, thừa đủ để thiết lập Tiền đồn chống Thế giới Cộng Sản hữu hiệu hơn.

Nhà Cách mạng Trương Tử Anh đã từng hùng tâm cất tiếng hô hào :
" Quốc Dân Đại-Việt !
Hãy đánh đổ bất cứ cường quốc nào chủ trương xâm chiếm đất đai Tổ-quốc. "

Tất nhiên, việc đành đổ các Cường quốc Chủ nghĩa, các Cường quốc Tư bản và Cường quyền Quốc tế, thực hiện việc chia cắt Tổ quốc Đại Việt, biến quê hương Việt Nam thân yêu thành bãi chiến trường và Dân tộcViệt Nam thành con cờ thí. Điều đó, hoàn toàn phù hợp với hùng tâm đại khí của Nhà cách mạng Trương Tử Anh lúc hiện tiền !
Cho nên, việc bắt tay với Việt Minh Cộng Sản trong Chính phủ Liên hiệp Hồ Chí Minh, cũng như tham gia vào giải pháp Cựu Hoàng Bảo Đại trong Chính phủ Quốc gia Việt Nam, cả hai hành vi đều đối nghịch với Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn và Tinh thần bản Tuyên Ngôn Đại Việt Quốc Dân Đảng mà Nhà Cách mạng Trương Tử Anh đã từng công bố !

Còn tiếp