mercredi 30 novembre 2011

Cổ Thi

Bốn bài thơ mang đề tựa : Xuân ; Hạ ; Thu ; Đông .
Nguyên tác Hán-tự của Nữ Thi-sĩ Tô-Huệ ( Đời Tần ).
Phiên âm Hán-Việt và dịch : Tiền-bối Phan-Hồng-Trung
Trích trong " Kim-Cổ Kỳ-Quan "
Nhà Xuất bản Khai-Trí / SàiGòn 1959.

Xuân
Ba chi lộng ảnh trạo song sa,
Ảnh trạo song sa ưỡng nhật tà.
Tà nhật ưỡng sa song trạo ảnh,
Song sa trạo ảnh lộng chi ba.

Dịch :
Xuân
Hoa đùa bóng rọi cửa song sa,
Rọi cửa song sa nắng xế qua.
Qua xế nắng sa song cửa rọi,
Sa song cửa rọi bóng hoa đùa.

Hạ
Liên trường thanh thủy điểm thanh tiền,
Thủy điểm thanh tiền sổ điểm nhiên.
Nhiên điểm sổ tiềm thanh điểm thủy,
Tiền thanh điểm thủy, thủy tiền nhiên.

Dịch :
Hạ
Ôi sen nước nhỉ lá xanh ngời,
Nhỉ lá xanh ngời giọt nước rơi.
Rơi giọt nước ngời xanh lá nhỉ,
Ngời xanh lá nhỉ nước sen rơi.

Thu
Du vân bạch nhạn hóa nam lầu,
Nhạn hóa nam lầu nhứt sắc thu.
Thu sắc nhứt lầu nam hóa nhạn,
Lầu nam hóa nhạn bạch vân du.

Dịch
Thu
Mây lầu phủ bóng nhạn về đây,
Bóng nhạn về đây được sắc thu.
Thu sắc đượm màu bên bóng nhạn,
Về đây bóng nhạn phủ lầu mây.

Đông
Mai hoa kỷ điểm tiết hoa khai,
Kỷ điểm hoa khai xuân tiến lai.
Lai tiến xuân khai hoa kỷ điểm,
Khai hoa tiết điểm kỷ hoa mai.

Dịch
Đông
Cành mai tiết nở thấy vui mừng,
Nhìn thấy vui mừng sắp đến xuân.
Xuân đến thấy mừng mai sắp nở,
Mừng vui thấy nở tiết mai cùng.

Cát Phượng suy tầm

mardi 29 novembre 2011

Bình luận Thời sự

Thế trận Trung Cộng đã bày ra.

Anh-Huy

Thế trận Trung Cộng đã bày ra, quyết tranh ngôi vị Siêu cường quốc với Hoa Kỳ trong Thế kỷ 21 này.
Điều đó là lẽ tất nhiên biểu thị cho sự thăng trầm, thay đổi ngôi vị của các đế quốc mà lịch sử Thế giới từ cổ chí kim đã chứng minh.
Từ 5 thế kỷ gần đây hết Hòa Lan, Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha, làm mưa làm gió trên vũ đài Thế giới, xâm chiếm thuộc địa, đồng thời truyền bá ĐạoThiên Chúa khắp mọi nơi.
Tiếp đến là Phú Lang Sa, Anh Cát Lợi, Nhật Bản, Đức Nhỉ Mãn, Nga La Tư và Hoa Kỳ nổi lên thay thế nhưng, nổi bậc nhất vào thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20 là Đế Quốc Anh Cát Lợi.
Chính người Anh Cát Lợi đã kiêu hảnh , tự hào về hành động xâm lược, chinh phục thuộc địa trên thế giới của mình, lại còn ngạo mạn tuyên bố:

" Mặt trời không bao giờ lặng trên đế quốc Anh "
Vào đầu thế kỷ 20, trên bải biển Thượng Hải, khi còn là Tô giới của các Cường quốc Tây phương, nơi dành riêng cho dân Âu Mỹ tắm nắng. Đế Quốc Anh cầm quyền tại đây đã từng treo bản ghi rằng :

" Nơi đây cấm chó và người Trung Hoa "
Có nhà bình luận thời cuộc nào vào lúc đó tiện đoán Đế Quốc Anh Cát Lợi sẽ sụp đỗ trong vài chục năm tới ?!Ấy thế mà sau Đệ Nhị Thế Chiến, Đế Quốc Anh sụp đỗ thay thế bởi Hoa Kỳ và Liên Sô.

Thành trì Cách mạng Vô sản, Thánh địa Đệ tam Quốc tế Cộng sản, con gấu bắc cực Liên Sô hùng hổ như muốn nuốt trửng toàn cầu qua chiêu bài " Thế giới Đại Đồng ".Thi thố lực lượng quân sự bằng những vũ khí kinh hồn hiện đại, tập hợp chư hầu Đông Âu dưới trướng của mình bằng Minh ước Varsovie.
Sừng sộ, thách đố, tranh cương vị siêu cường thế giới với Hoa Kỳ bằng cường lực của kẻ 8 lạng người nửa cân ngang ngửa. Hãy xem lại những báo chí tài liệu của thập niên 80 thế kỷ 20, có bình luận gia nào tiên đoán Đế quốc Đỏ Liên Sô sụp đổ vào đầu thập niên 90 thế kỷ 20 ?!
Thực tế, toàn bộ Đông Âu và Liên Sô sụp đổ !
Theo đuổi chiến tranh lạnh là theo đuổi một cuộc chiến ý thức hệ bao gồm cả việc thi đua vũ trang, nhân sinh và kinh tế. Thật ra thi đua kinh tế và nhân sinh chính là trọng điểm chính yếu trong cuộc chiến tranh Ý thức hệ giữa Cộng sản và Tư bản.

Liên sô sụp đổ vì xua hết tài lực vào việc thi đua vũ trang với Hoa Kỳ trong suốt 45 năm từ sau khi Đệ II kết liễu mà quên hẳn việc thi đua kinh tế và nhân sinh .
Hầu như vào tháng 5 năm 1989 thế giới đều tiên đoán " Thiên An Môn" sẽ là đầu dây mối nhợ làm sụp đổ chế độ Cộng Sản Trung Hoa .
Thế nhưng, biến động " Thiên An môn " lại khai nguồn cứng rắn cho Đặng Tiểu Bình lèo lái tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa tiến bước mạnh dạn vào đường hướng kinh tế thị trường.
Liên Sô và Trung Cộng đều tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản, tung chiêu bài cách mạng đấu tranh chống lại Hoa Kỳ. Nhưng, sự biến dạng chiêu bài đấu tranh của hai nước Cộng Sản này cũng khác nhau.
Đằng khác, ở hai thời điểm hoàn toàn dị biệt , hai vị trí địa lý chính trị chiến lược Đông Tây dị biến. Bằng sự đo lường lợi hại trong chiến lược toàn cầu, Tư bản Hoa Kỳ thẳng thừng triệt hạ Liên Sô mà lại dung dưỡng và tạo dựng Trung Cộng thành " Công xưỡng Thế giới ".Nói nôm na là biến nông dân Trung Hoa thành công nhân của Thế giới Tư bản Âu Mỹ.

Thông thường người công nhân lập chí, chỉ một thời gian làm lụng, tiết kiệm dành dụm họ sẽ trở nên giàu, đôi khi lại trở thành chủ nhân trên thương trường.
Sau đệ nhị thế chiến, Tư bản Hoa Kỳ qua chương trình Marshall trợ giúp Âu Châu nhất là Anh, Pháp, Đức, Ý và cả Nhật. Các quốc gia Âu châu kết hợp thành Liên Âu nhưng cũng chỉ là chủ nhân hạng nhì dưới sự điều hành của Đại Chủ nhân Hoa Kỳ .
Vì sao ?
Thật dễ hiểu, vì Liên Âu không dồi dào tài nguyên, còn nặng tinh thần quốc gia, sự liên kết không vửng chắc, nội bộ mâu thuẩn, địa lý,chính trị, quân sự, kinh tế, hoàn toàn không hội đủ điều kiện để tranh cương vị siêu cường với Hoa Kỳ.
Sự dung dưỡng Trung Cộng sau khi Liên Sô sụp đỗ, kéo dài từ thập niên cuối thế kỷ 20 và đầu thập niên thế kỷ 21, trong chiều hướng Tư bản Âu Mỹ mưu tìm lợi nhuận qua việc sản xuất nhu yếu phẩm thực dụng bằng nhân công rẽ mạt tại Hoa Lục trên 20 năm trôi qua.
Cũng chính trong khoảng thời gian đó, lợi dụng hình thức " Công xưởng Thế giới " Trung Cộng đã xây dựng nội dung " Kinh tế Thị trường " của mình trở nên tân tiến và thịnh vượng , biến Trung Cộng lạc hậu chậm tiến từ cuối thế kỷ 20 thành cường quốc về kinh tế đứng thứ 2 trên toàn cầu vào cuối thập niên đầu của thế kỷ 21 này.
Qua nhận định khách quan, phải thú thật thành quả " Kinh tế Thị Trường " của Trung Cộng đúng là mang đôi hia 7 dậm !

Cấu trúc Xã hội Chủ nghĩa Liên Sô bằng sự vận động công nhân làm cách mạng.
Staline từng chê bai Mao Trạch Đông là Cộng Sản chệch hướng vì họ Mao xây dựng Xã hội Chủ nghĩa Trung Hoa bằng lực lượng nông dân.
Thừa kế Staline dựa vào cuộc chiến tranh lạnh, đưa Liên Sô lên hàng Cường quốc chuyên về sản xuất vũ khí hiện đại, chế tạo phi thuyền chinh phục không gian, thi đua vũ trang với Hoa Kỳ trong khi nhân dân đói lạnh.
Thừa kế Mao Trạch Đông dựa vào chủ trương kinh tế thị trường, Từ 20 năm qua, chỉ toàn dùng tài nguyên phong phú hiếm hoi nhất toàn cầu, nhưng đông đảo tại Hoa lục là 2 tỷ bàn tay nhân công người Trung Hoa, sản xuất những nhu yếu phẩm giá thành rẽ mạt, tha hồ tài phiệt Âu Mỹ thâu lợi nhuận khi bán lại cho người dân Âu Mỹ tiêu dùng.
Sự thể đó đưa Trung Cộng lên hàng Cường Quốc, cũng sản xuất vũ khí hiện đại, cũng phóng phi thuyền chinh phục không gian, xây dựng đất nước bằng kỹ thuật tân tiến , người dân có công ăn chuyện làm, mức sống nâng cao và bắt đầu công khai xuất chiêu quyết tranh ngôi vị siêu cường với Hoa Kỳ trước tiền bán thế kỷ 21 này.

Đầu thế kỷ 20, tấm bảng mà Đế Quốc Anh Cát Lợi đem ra treo tại bờ biển Thành phố Thượng Hải ghi rõ hàng chữ :
" Nơi đây cấm chó và người Trung Hoa "
Có nhà bình luận chính trị nào thời ấy tiên đoán Trung Hoa sẻ trổi dậy và qua mặt Đế quốc Anh ?
Ngoại trừ, trước đó, Đại đế Pháp Napoléon Đệ I nhận định :"Con sư tử Trung Hoa còn ngáy ngủ , khi nó thức dậy sẽ làm rúng động thế giới !"
Quả thật chỉ 100 năm sau, người dân Anh Cát Lợi có thể đang phập phòng lo sợ luật nhân quả sẽ xãy ra tại bờ biển nào đó, cạnh một thành phố nổi tiếng trên đất nước mình chăng ?!

Bảo rằng Trung Cộng là Ếch muốn phình bụng thành Bò, e rằng nhận định đó chủ quan một chiều hoặc giả đang đứng trên lục địa Mỹ mà quán xét thời cuộc thế giới bằng cảm tính.
Trong thời điểm này, chúng ta có thể so sánh ví von thì ít ra Trung Cộng cũng là con Bò Tơ đang trổ mã chực chờ thời gian trong tương lai gần để đối đầu với Hoa Kỳ.

Với lãnh thổ trên 9 596 961 Km2 hơn Hoa Kỳ 9 363 124 Km2 , không thuận lợi như Hoa Kỳ giáp mặt cả Thái bình Dương và Đại tây Dương để lực lượng Hải quân tung hoành. Nhưng, duyên hải dài gần 4000 Km giáp mặt bắc Thái bình dương không kể phần lãnh hải lưỡi bò ở Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền mình. Với chừng ấy mặt biển, Trung Cộng cũng đủ yếu tố để xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh ngõ hầu tranh hùng tranh bá ngoài Đại dương .

Theo thống kê 2009, dân số Trung Cộng là 1 242 .500 000 so với Hoa Kỳ 302.200 000 gấp 4 lần hơn. Giai cấp trung lưu không quá 25% dân số, hoàn toàn nằm gọn trong sự điều hành của Tập đoàn Tư bản Đỏ, một tổ chức ngoại vi dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Hoa . Giai cấp chốp bu giàu sụ này thoát thai từ chủ trương kinh tế thị trường. Chính thị là thành phần cán bộ Cộng sản cốt cán từ Bắc Kinh, đến những thành phố lớn, xuống tận Tỉnh huyện trên toàn thể Hoa lục.
Mặc dù vậy 75% dân chúng còn lại, trong đó 15 % là người già trên 60 tuổi, họ thỏa mãn và hảnh diện về bước nhảy vọt thăng tiến của nước nhà, đồng thời theo họ, cuộc sống hưu trí tuổi già được cải thiện khá nhiều so với thời trước. Còn lại là thành phần trung niên và thanh niên cốt cán trong xã hội lại hăng sai chấp nhận lăn xã vào triều sóng của chủ trương Kinh tế Thị trường . Trước tiên là kiếm được miếng cơm manh áo, đồng thời đáp ứng nhu cầu đòi hỏi lao động của nhà nước và sau rốt là được hưởng thụ cuộc sống theo trào lưu tân tiến mới, góp nhặt y hệt xã hội Âu Mỹ hiện đại .

Giới lãnh đạo Nam-Trung-Hải hẳn đã nắm chắc điều kiện Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa trong bối cảnh thuận lợi hiện tại để bày thế trận tranh ngôi vị siêu cường quốc thế giới với Hoa Kỳ, ngay vào thập niên thứ hai trong thế kỷ 21 này .Trận thế " Liên hoành " Trung Cộng bày ra ...dù hằng chục năm dai dẳng...Hoa Kỳ thừa sức đối phó để giử vững ngôi vị độc tôn của mình.

Nhưng hiện tại, Cộng Sản Việt Nam đang đứng trước ngả 3 đường ... tiến thoái lưỡng nan !

Anh-Huy
Paris 11.11.2010

Bình luận Thời sự

" Xâu chuỗi Ngọc trai "
Cuộc chiến tranh Á châu giữa Ấn Độ - Trung Cộng chuẩn bị khai mào.

Anh-Huy

Hai Đại Cường Quốc Trung Cộng & Ấn Độ.

Sự phát-triển kinh-tế vượt bực,kèm theo sự bành-trướng quân-sự hiện-đại một cách hùng-hậu trong hai thập-niên vừa qua ( 1990-2010 )đả đưa Trung-Cộng và Ấn-Độ lên hàng Đại-Cường Quốc khu-vực Viển-Đông và Nam-Á .
Cạnh-tranh kinh-tế,chạy đua quân-sự,thế lực đôi bên càng xung-hãn,một cuộc xung -đột trầm-trọng qua nhiều mặt thế nào cũng xảy ra không tránh được.
Vào năm 1947 Ấn-Độ dành lại Độc-lập, kế đến năm 1949 sau cuộc chiến Quốc cộng, CS Trung-Hoa gồm thâu Hoa-lục, thành lập nước CHND Trung-Quốc.
Đầu thập-niên 1950 Hoa Ấn rất thân thiện nhau , hai quốc-gia hợp cùng một số quốc-gia vừa mới Độc-lập vận-động Phong-trào Phi Liên-kết,kêu gọi Sống-chung Hòa-bình,hô-hào thành-lậpThế-giới Thứ 3 ( trong lúc Chiến -tranh Lạnh phát khởi giửa Thế-giới Cộng-sản Liên-sô và Thế-giới Tự-do Hoa-kỳ ) .

Chiến-tranh Triều-Tiên 1953 và Chiến-tranh Đông-Dương 1954, Trung-Cộng hiện thân tham vọng Cách mạng Cộng-Sản Toàn cầu ,chủ trương Đông-Phương Hồng ồn ào và hùng hổ hơn cả Liên-Sô, tham gia trực tiếp và gián tiếp cả hai cuộc chiến cục bộ trên .
Trong nước,chế-độ độc tài đảng trị sắt máu,chủ nghỉa Cộng-Sản chuyên chế trấn áp nhân dân bằng bạo lực...
Đối ngoại, hô hào "Đập chết Con Cọp Giấy Mỹ ". Tác động và bảo trợ các Tổ chức CS trong những nước Láng Giềng nhằm lật đổ Chính-quyền thân Tây phương. Thực hiện mưu đồ CS hóa trên toàn vùng Viển-Đông;Đông-Nam Á và Nam-Á .

Cuộc Đấu-tranh Bất Bạo-Động qua sự lảnh đạo của Thánh Gandhi và Đảng Quốc-Đại, Ấn-Độ dành lại được Độc-Lập .
Thủ-tướng Nerhu thực thi Chế-độ Đại-nghị cho Quốc-Gia mình Dân-chủ Tự-do như Âu-Mỹ.
Thi hành Kế hoạch Ngũ niên Canh-tân Đất nước và Cải-tiến Xả-hội...
Đối ngoại, Ấn-Độ chủ trương Trung-lập trong thời Chiến-tranh Lạnh. Không chen vào nội bộ những nước Láng Giềng, cổ súy phong trào Phi Liên-Kết và tha thiết sự thành hình Thế-giới Thứ 3 .

Vấn đề Pakistan ; Cachemire và Sikkim cho thấy hai Quốc-gia có sự bất hòa.

Sau hội nghị Bandung 04/1955 ( Indonesia ) lập trường hai nước càng mâu thuẩn rỏ rệt và tiến dần đến đối nghịch nhau.
Vào năm 1959, Trung-Cộng dùng bạo lực cưỡng chiếm Tây-Tạng. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma bôn đào, vượt Hy-Mã-Lạp Sơn đến Ấn-Độ.
Kế tiếp hằng trăm ngàn người Tây-Tạng không chấp nhận sự thống trị của Trung-Cộng, cùng vượt núi non hiểm trở đến Ấn-Độ tỵ nạn.
Bang giao hai nước trở nên căng thẳng , mức độ nghiêm trọng càng gia tăng...
Năm 1962, Trung-Cộng xua quân tấn công chiếm lỉnh vài vùng biên giới của Ấn-Độ ...
Cuộc xung đột xảy ra rất ngắn ngủi nhưng hai nước trở thành thù nghịch và cắt đứt bang giao gần hai thập niên.
Khoảng hai thập niên gần đây, quan hệ ngoại giao được cải thiện, tình hình căng thẳng biên giới lắng dịu nhưng sự thân hữu không còn như xưa.

Giờ đây, Trung-Cộng và Ấn-Độ đều là Đại Cường-Quốc Kinh-Tế và Nguyên-Tử.

Vị trí Địa-lý Chính-trị của Trung-Cộng khống-chế vùng Trung-Á và Viển-đông với một lực lượng quân sự như sau :
Ngân sách Quốc phòng tăng dần :
Năm 2008 : 60,1 Tỷ Đô la
Năm 2009 : 70,3 Tỷ Đô la
Năm 2010 : 77,8 Tỷ Đô la
Quân đội gồm 2.285 000 lính ( quân dịch 2 năm ).
Bộ binh :1.600 000 ( 800 000 lính quân dịch ) trang bị súng ống hỏa lực hiện đại kèm theo 6550 Thiết giáp đủ loại.
Hải quân : 255 000 ( 40 000 lính quân dịch ) với 65 Tiềm Thủy Đỉnh trong đó có 7 Tiềm Thủy Đỉnh trang bị Hỏa tiển, tấn công bằng đầu đạn nguyên tử. 28 Khu Trục Hạm, 52 Hộ Tống Hạm.
Không quân : 300 000 lính với 1600 Chiến Đấu Cơ đủ loại.
Lực Lượng Chiến Lược với vũ khí Nguyên tử gồm 100 000 lính.
Lực lượng dự bị khoảng chừng 510 000 lính.

Vị trí Địa-lý Chính-trị của Ấn Độ án ngử vùng Nam Á và Ấn Độ Dương
( con đường hàng hải vận chuyển dầu lửa và hàng hóa nối liền Trung-đông ; Đông-
nam Á và Viển-đông ) với một lực lượng quân sự như sau :

Ngân sách Quốc Phòng tăng dần :
Năm 2008 : 28,39 Tỷ Đô la.
Năm 2009 : 35,88 Tỷ Đô la
Chi tiêu về Quốc phòng thực sự vào năm 2008 là 31,54 Tỷ Đô la.
Quân đội gồm 1.325 000 lính hổn hợp ( đa số tình nguyện )
Bộ binh : 1.129 900 lính trang bị súng ống hỏa lực hiện đại kèm theo 4047 Thiết giáp đủ loại.
Hải quân : 58 350 lính và 9950 lính biên hải với 16 Tiềm Thủy Đỉnh trang bị hỏa tiển tấn công bằng đầu đạn nguyên tử; 1 Hàng Không Mẫu Hạm; 8 Khu Trục Hạm và 12 Hộ Tống Hạm.
Không quân : 127 200 lính với 632 Chiến Đấu Cơ đủ loại
Lực lượng chiến lược với vũ khí nguyên tử bảo mật.
Lực lượng dự bị : 1.155 000 lính.

Vào năm 1990 / 91 Liên Sô phá sản và sụp đổ sau khi chịu đựng cuộc chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ dần dai gần 45 năm.
Mất thế dựa Liên Sô, CSVN quay qua cầu lụy và lệ thuộc Trung Cộng. Ảnh hưởng Trung Cộng lan rộng khắp vùng Đông Nam Á và xâm nhập vào vùng Nam Á.
Ấn Độ đã từng ký Hiệp Ước Bất Tương Xâm với Liên Sô trong thời chiến tranh Lạnh. Liện Sô tan vỡ, Ấn Độ liền bắt tay thân thiện với Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản đồng thời hợp tác ngầm với cả Do Thái đã tạo điều kiện để Ấn Độ trở thành một đối thủ cân xứng với Trung Cộng về mọi mặt.

" Xâu chuỗi Ngọc trai " của Trung Cộng

Chiến lược liên hợp của Hoa Kỳ và Ấn Độ đã làm cho Trung Cộng lo ngại. Từ nhiều năm qua.Trung Cộng thiết kế xây đựng và đã hoàn thành một hệ thống căn cứ Quân sự Hãi quân hùng mạnh từ cửa biển Hồng hải băng qua Ấn Độ Dương bọc hết vùng Vịnh Bengale xuyên qua eo biển Malacca cho đến Vịnh Xiêm la .Hệ thống căn cứ Hải quân Trung Cộng này được gọi là Xâu chuỗi Ngọc trai gồm 6 viên Ngọc trai :
1- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Gwadar / Pakistan.
2- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Marao / Maldives.
3- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Hambantota / Sri Lanka.
4- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Chittagong / Bangladesh.
5- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Iles Cocos/ Birmanie.
6- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Sihanoukville / Cambodge.

Xây dựng và thực hiện được " Xâu chuỗi Ngọc trai ", Trung cộng đã viện trợ quân sự, kinh tế, tài chính và kỷ thuật cho 6 quốc gia sở tại : Pakistan, Maldives, Sri Lanka, Bangladesh, Birmanie và Cambodge.
" Xâu chuỗi Ngọc trai " rõ ràng là Trung Cộng giăng chặt màng lưới Hải quân bao vây Ấn Độ toàn bộ phía Nam. Trong khi lực lượng Bộ binh ước lượng trên 100.000 người, trang bị vũ khí hiện đại án ngữ vùng biên giới dài 4057 Km phía bắc Hy Mã Lạp Sơn, sẳn sàng khai hỏa tấn công Ấn Độ.Mặt khác, " Xâu chuỗi Ngọc trai " cũng là kế hoạch bảo vệ con đường hàng hải nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ.
Sự kiện hai viên Ngọc trai Hambantota / Sri Lanka và Chittagong / Bangladesh rơi vào tay Trung Cộng là điều Ấn Độ không chấp nhận được.
Bangladesh ( Đông Hồi ) độc lập vào năm 1971, thoát khỏi vòng kềm tỏa của Pakistan ( Tây Hồi ) do sự hổ trợ quân sự của Ấn Độ.Từ lâu, ảnh hưởng của Ấn Độ rất sâu đậm vào nội tình chính trị của Bangladesh, không thể nào bất động trước mủi dao Chittagong dí vào hông, bằng bất cứ giá nào Ấn Độ cũng sẽ phải tìm phương cách hóa giải.
Sri Lanka từ khi độc lập vào năm 1948 chịu ảnh hưởng Ấn Độ. Trong cuộc nội chiến giữa dân Tamoul 25% và dân Cinghalais 75%, chính quyền Ấn Độ trung ương chủ trương hòa giải sống chung. Mặt dù, tiểu bang Tamoul Nadu ngăn cách Sri Lanka bởi một eo biển 30 Km luôn luôn ủng hộ giải pháp thành lập một nướcTamoul độc lập tách rời Sri Lanka.Lợi dụng đường lối chính trị giữa chính quyền Liên bang Ấn Độ và Tiểu bang Tamoul Nadu mâu thuẩn, Trung Cộng chen vào viện trợ quân sự tài chính giúp chính quyền Cinghalais đánh tan lực lượng " Cọp Tamoul Tự do ", đổi lại Sri Lanka thỏa thuận cho Trung Cộng xây dựng căn cứ Hải quân Hambantota đâm thẳng vào cực nam của Ấn Độ.
Căn cứ Hải quân Hambantota là yếu huyệt kiểm soát con đường hàng hải chuyển vận mậu dịch từ Âu châu - Á Rập sang Viễn đông-Đông Nam Á – Úc Châu và ngược lại. Từ căn cứ Hambantota, Trung Cộng có thể kiểm soát Ấn Độ Dương !
"Xâu chuỗi Ngọc trai"của Trung Cộng chính là dây thòng lọng thắt cổ Ấn Độ. 7516 km bờ biển cùng 1197 ốc đảo, quần đảo bao quanh Tiểu lục địa Ấn Độ rơi vòng kiểm soát của Trung Cộng. 95% hàng hóa xuất cảng của Ấn Độ cũng như 70% nguyên liệu dầu thô, khí đốt nhập cảng đều vận chuyển bằng con đường hàng hải ngang qua " Xâu chuỗi Ngọc trai" của Trung Cộng.
Trong 5 năm tới, khi Trung Cộng hoàn tất công trình xây dựng 3 Hàng Không Mẫu Hạm xong. Sáu căn cứ quân sự Hải Quân này chính là những cứ điểm để Hải Quân Trung Cộng diệu võ dương oai và hoành hành trên toàn vùng Viễn động, Đông Nam Á / Thái Bình Dương và Nam Á / Ấn Độ Dương.

Ấn Độ đối đầu với " Xâu chuỗi Ngọc trai "

Sự hợp tác tăng cường quân sự giữa Việt Nam Cộng Sản và Ấn Độ nhất là trên bình diện hải quân, cũng như việc chọn Cam Ranh và Hải Phòng là 2 căn cứ tiếp liệu cho Hải quân Ấn Độ, đồng thời Ấn Độ canh tân căn cứ Hải quân Blair trên quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ nằm giữa vịnh Bengale, hiện đại hóa lực lượng Hải quân, kiện toàn hệ thống phòng thủ toàn vùng duyên hải 7516 Km đều nằm trong chiến lược của Ấn Độ đối đầu lại "Xâu chuỗi Ngọc trai" của Trung Cộng .
Mặt khác, chính lược và chiến lược toàn cầu mỗi Siêu cường mỗi khác :
- Hoa Kỳ muốn Thế giới đơn cực nhưng Á châu đa cực.
- Trung Cộng chủ trương một Thế giới đa cực nhưng Á châu đơn cực.
- Còn Ấn Độ, Nhật Bản, Nga Sô và Việt Nam Cộng Sản muốn Châu Á đa cực và một Thế giới cũng đa cực.

Sự mâu thuẩn đó chính là mầm mống sẽ tạo nên chiến tranh tại Á Châu, điểm cực nóng chính là toàn vùng Đông Nam Á.

Anh-Huy
Paris 19.10 .2010

Phụ chú :
Lực lượng Quân sự Hoa Kỳ ( bao trùm Thế giới )Ngân sách Quốc phòng :
- 2008 : 696,3 Tỷ Dôla
- 2009 : 693,6 Tỷ Đôla
- 2010 : 692,78 Tỷ Đôla
Quân nhân tại ngũ : 1.580 255
Lục quân : 662 232 với 5850 Chiến xa đủ loại.
Hải quân : 335 822 với 71 Tiềm Thủy Đỉnh Nguyên tử trong đó đặc biệt 14 chiếc trang bị hỏa tiển " balistiques " đầu đạn nguyên tử.11 Hàng Không Mẫu Hạm hiện đại ; 22 Tuần Dương Hạm hiện đại ; 56 Khu Trục Hạm hiện đại ; 22 Hộ Tống Hạm hiện đại .
Không quân : 334 342 với 2708 Chiến Đấu Cơ đủ loại.
Thủy Quân Lục Chiến : 204 261 với 403 Chiến Xa và 371 Phi Cơ đủ loại
Phòng ngự duyên hải : 43596
Lực lượng dự bị : 864 547
Ngoài ra còn nhiều lực lượng đặc biệt bảo mật.

Lực lượng Quân sự Việt Nam Cộng Sản :
Ngân sách Quốc Phòng :
- 2008 : 2,90 Tỷ Đôla
- 2009 : 2,80 Tỷ Đôla
Quân đội tại ngũ : 455 000 ( chế độ quân dịch từ 24 đến 36 tháng phục vụ )
Bộ đội : 412 000 với 1315 Chiến Xa.
Hải quân : 13 000 với 2 Tiềm Thủy Đỉnh và 5 Hộ Tống Hạm.
Không quân : độ chừng 30 000 với 219 Chiến Đấu Cơ.
Lực lượng dự bị : 5 000 000 .

( Căn cứ theo tài liệu Bilan Géostratégie - Le Monde 2010 )


lundi 28 novembre 2011

Bình luận Thời sự

Hợp Tung - Đa Cực

Anh-Huy
Bình luận dựa theo bản tin của Ký giả John PomfretWashington Post, thứ bảy 30.10.2010

Cộng sản VN đang chuyển hướng đi lần đến việc chọn lựa thế chiến lược Đa Cực để đối đầu với chủ trương Bá quyền Trung Cộng tại Biển Đông và toàn vùng Đông Nam Á.
Đòn tâm lý khích động quần chúng được tung ra cách đây 3 tuần, qua một cuộc triển lãm trong Viện Bảo Tàng Quân Sử trưng bày những kỷ vật chiến tích thắng lợi của Bộ đội Cộng Sản VN chống Pháp, chống Mỹ trong 2 cuộc chiến kéo dài 30 năm ( 1945-1975 ).
Đồng thời, trong một căn phòng kế bên lại được trưng bày những vũ khí cổ xưa như Gươm Đao , Dáo Kích cùng những tranh vẽ, những bức hoành ghi lại những chiến công chống lại kẻ thù truyền kiếp bắc phương, đó là đế quốc Trung Hoa phong kiến.
Những tài liệu mô tả từng chi tiết những chiến thắng của Kiểm hiệu Thái úy Việt Quốc Công Thượng tướng Lý Thường Kiệt, phá tan quân Tống năm 1077, xua binh hùng Đại Việt tràn qua biên giới Tàu đánh vào thành Phiên-Ngung . Tài liệu cũng trình bày cặn kẻ những chiến công oai hùng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đập nát tan tành 3 lần xâm lăng Đại Việt từ năm 1281 đến năm 1288 của quân Mông Cổ Nhà Nguyên. Trận chiến thắng thần tốc của Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ kết liễu mưu đồ xâm lược của Nhà Mãn Thanh được diễn giải một cách tận tường.
Rõ ràng Cộng sản VN cố tình đánh động nhân tâm 90 triệu người dân VN và dụng ý đặt Trung Cộng vào vị thế xâm lược ngang tầm với Thực dân Pháp và Tư bản Mỹ !
Cuộc thăm viếng VN của Bà Ngoại Trưởng Mỹ Clinton trong 2 ngày, qua lời thỉnh mời của Chính quyền Cộng Sản VN, tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á do Cộng Sản VN chủ trì. Sự tham gia vào diễn đàn thường niên của những quốc gia trong vùng đã nói lên chủ đích tất yếu của Hoa Kỳ là sẽ can dự ảnh hưởng chính trị và quân sự vào vùng Đông nam Á hiện tại và tương lai.
Trong cuộc luận đàm với nhà Sử học Hoa Kỳ Michael Beschloss, Bà Ngoại Trưởng Clinton nói rằng :
" Việt Nam là nơi đã diễn ra một cuộcchiến mà hằng chục ngàn người Mỹ lẫn người Việt đã bị giết, đã bị thương tật và mang thương tích; một cuộc chiến từng để lại hậu quả sâu đậm trên đất nước chúng ta cũng như ở Việt Nam. Dù vậy, ngày nay người Việt và người Mỹ đang giao thương với nhau, đang quan hệ ngoại giao với nhau, đang theo đuổi một chính nghĩa chung trong một số vấn đề khu vực và toàn cầu mà cả hai quốc gia đều quan tâm ".

Sự bang giao Hoa kỳ vàVN Cộng Sản càng lúc càng gắn bó qua các lãnh vực kinh tế lẫn quốc phòng. Đối tác hai chiều đi lần vào con đường tiệm tiến đồng minh trong thế chiến lược Đa cực.
Hành động " con thoi " cũa Bà Ngoại trưởng Clinton có thể mường tượng hình ảnh " Tô Tần " thời chiến quốc ? cũng không hẳn là thế !
Thật ra, Hoa Kỳ vẫn là Đại Siêu Cường Quốc độc tôn trên toàn cầu, việc dời gót ngọc của Bà Ngoại Trưởng Clinton đến VN nhiều lần, chẳng qua VN vẫn là vị trí trọng yếu trong chiến lược " Hợp Tung Đa Cực " , đối phó lại sự bắt nạt và khống chế của Trung Cộng tại Biển Đông và toàn vùng Đông Nam Á.
Liên minh Hoa Kỳ và Cộng Sản VN chính là căn bản nồng cốt quy tụ các quốc gia trong vùng, mạnh dạn thoát ly vòng kiềm tỏa của Trung Cộng đã bắt rễ, đâm chồi từ 20 năm qua .
Nhưng, qua cuộc triển lãm trong Viện Quân Sử vừa qua, cộng thêm những đối tác hữu nghị về kinh tế , quốc phòng với Ấn Độ, Nga Sô, Nhật Bản, Úc Đại Lợi ...Đồng thời trù liệu biến quân cảng Cam Ranh thành nơi tiếp liệu, dành cho lực lượng Hải Quân các nước trên và luôn cả Hoa Kỳ. Điều đó, hiện rõ thật sự phần nào khuôn mặt Bộ Chính Trị Cộng Sản VN hình ảnh và giọng điệu " Tô Tần " !
Một cựu viên chức cao cấp của Cộng sản VN đã phát biểu như sau :
" Trong quá khứ, Hoa Kỳ theo đuổi chiến tranh Việt Nam là để chận đứng sự trổi dậy của Trung Cộng. Ngày nay, Hoa Kỳ theo đuổi các quan hệ hữu nghị với Việt Nam ... thì cũng để chận đứng sự vươn dậy của Trung Cộng mà thôi ".
Sự thố lộ không trung thực, mù mờ đánh lận con đen nhằm bào chửa cho tập đoàn lãnh đạo Hà Nội đang xoay chiều trù hoạch việc đối kháng lại Bá quyền Trung Cộng bằng Thuyết « Hợp Tung " của Tô Tần thời Chiến quốc .
Trong chiều hướng ứng phó lại thế " Liên hoành " của Trung Cộng tại Đông Nam Á, ngoài việc " Hợp Tung " với Việt Nam và các nước trong vùng , Tổng Thống Hoa Kỳ Obama chính thức viếng thăm Ấn Độ để thắt chặt tình hữu nghị trong chiều hướng xây dựng liên minh " Hợp tung " tại Á Châu với sự tham gia nồng nhiệt của Đại cường Quốc này.
Nếu chiến lược " Hợp Tung " mà Cộng Sản Việt Nam quyết lòng thực hiện, chuyển biến tư thế chư hầu lệ thuộc Trung Cộng từ 20 năm nay thành một tiền đồn của thế lực " Đa Cực " đang do Hoa Kỳ phối hợp cùng Cộng Sản VN vận động để thành hình, chiến tranh với Trung Cộng không sớm thì chày cũng sẽ xãy ra ...
Vẫn còn trong thời gian mặc cả, thương thuyết, về mặt chính trị, ngoại giao...
Tuy nhiên, hiện tại các nước trong toàn vùng Đông Nam Á chính là khách hàng béo bở cho tài phiệt sản xuất vũ khí Hoa Kỳ, Do Thái, Nga sô, Liên Âu trưng bày sản phẩm ra chiêu dụ.
Riêng Cộng sản VN, ngoài 6 chiếc Tiềm Thủy Đỉnh loại Kilo đặt mua của Nga Sô hồi năm 2009 vừa qua, hiện đang thỏa thuận với Ấn Độ giúp khai triển và trang bị hỏa lực tân tiến để nâng cấp phi đội Mig-21 do Liên Sô cung cấp vào thời chiến tranh VN trước năm 1975. Pháp cũng đang thẩm định việc bán một số chiến hạm cho Cộng Sản VN, mặc dù Chính quyền Pháp vừa trang trọng đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào, chính thức viếng thăm Pháp đồng thời ký thương ước trên 16 Tỷ €.
Tập thể người Việt Tự Do ở hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ cần có thái độ chính trị và hành động như thế nào gọi là thích ứng với việc Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam đang thực hiện việc " Hợp tung " để đối đầu với " Bá quyền Trung Cộng " tại Biển Đông và toàn vùng Đông Nam Á ?
Bởi vì, khi Hoa Kỳ và Cộng Sản VN liên minh, thế đấu tranh chính trị nhằm giải thể chế độ Cộng Sản VN không còn chổ đứng, nếu dựa vào Hoa Kỳ, chứ đừng nói gì đến việc chờ Hoa Kỳ bật đèn xanh !

Anh Huy
Paris 11.2010

Anh huy

Dân tộc Sinh tồn


( Phần 2 )



Bối cảnh đất nước lúc bấy giờ bị phân chia thành ba Kỳ, gồm ba thể chế khác nhau, do bàn tay Thực dân đồng lõa với Cường lực Thần quyền Quốc tế áp đặt để dễ dàng cai trị dân tộc ta. Tình trạng đó, tạo trong quần chúng tinh thần địa phương, Nam Trung Bắc kỳ thị chống đối lẫn nhau như ba quốc gia riêng biệt !
Mặt khác, dưới chế độ Thuộc địa, 95% dân chúng bị ngược đãi, thực chất của sự bất công đó phần lớn là lý do tín ngưỡng Lương-Giáo và chủ trương dùng thiểu số cai trị đa số !
Hệ thống tư tưởng triết học và chính trị trong Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn được Nhà Cách-Mạng Trương Tử Anh đúc kết qua đoạn văn nhắn nhủ chân tình với quần chúng cả ba miền Nam Trung Bắc như sau :
Mưu sự sinh tồn cho dân tộc tức là cho quốc dân, ai ai cũng được hưởng phần hạnh phúc, mà có quyền lợi tất phải có nghĩa vụ. Toàn thể quốc dân đều phải làm việc để đạt tới mục đích ấy. Vậy công cuộc kiến quốc sau này phải căn cứ vào nguyên tắc căn bản là :"Vận dụng hết thảy nhân tài và các nguồn năng lực tiềm tàng trong dân tộc ta để gây dựng nền hạnh phúc chung cho toàn thể ". Chẳng những phải nâng cao trình độ sinh hoạt vật chất lên mà về phương diện tinh thần và trí tuệ cũng phải đưa đến một trình độ tuyệt đích phát triển. Nhưng cứ để rời rạc, mỗi người hoạt động một cách tùy theo sức lực và ý kiến riêng của từng cá nhân một hay từng đoàn thề riêng rẽ thì lực lượng tranh đấu sẽ giảm đi nhiều, lại không liên tục và nhiều khi cùng một giống nòi mà quay lại xung đột lẫn nhau. Muốn tránh điều bất lợi đó, chúng ta phải :
Hợp nhất quốc dân đặt dưới quyền thống xuất duy nhất và cực mạnh .
Cuối thập niên 1930, Thế giới sôi động cực độ, hiểm họa Thế chiến thứ hai không thể nào tránh khỏi giữa phe Trục gồm ba nước :
- Đức với Chủ nghĩa Quốc-xã.
- Ý với Chủ nghĩa Phát-xít.
- Nhật với Chủ nghĩa Quân-phiệt
và phe Đồng-minh gồm năm nước :
- Mỹ với Chủ nghĩa Tư-bản.
- Anh với Chủ nghĩa Đế-quốc.
- Pháp với Chủ nghĩa Thực-dân.
- Liên-sô với Chủ nghĩa Cộng-sản
- Trung-Hoa với Chủ nghĩa Tam-dân
Vào năm 1937 Đồng minh làm lơ để mặc Nhật tấn công như chẻ tre vào lục địa Trung Hoa, khiến Tưởng Giới Thạch ( Tam dân Chủ nghĩa ) phải chấp nhận liên kết với Mao Trạch Đông ( Cộng sản Chủ nghĩa ) để kháng Nhật quân phiệt.
Năm 1939,Thế chiến thứ hai bùng nổ, mặc dù Chủ nghĩa đối nghịch nhau như lửa với nước, ấy thế mà khi được lợi nhuận, Đức Quốc xã và Liên-sô. Cộng sản vẫn bắt tay để tấn chiếm và câu xé Ba Lan.
Cùng lúc ấy, Nhật Quân Phiệt đảo chánh Pháp Thực Dân tại Đông Dương, quyết tâm thực hiện mộng làm bá chủ Đại Đông Á .
Khi cuộc chiến đi vào quyết liệt, những mưu sâu diệu kế, những màn bôi mặt phản thùng, những trò ngư ông thủ lợi, lần lượt được diễn ra : Sau khi hạ đo ván Pháp Thực Dân, tóm thâu gần trọn Âu châu. Đức Quốc Xã xé bỏ hiệp ước bất tương xâm, tấn công dữ dội vào lãnh thổ Liên-sô Cộng sản.
Đối nghịch nhau về Chủ nghĩa, nhưng khi thấy cần chuyển đổi chiến lược, Mỹ Tư bản xối xả viện trợ cho Liên-sô Cộng sản để chận đứng và đập tan những cuộc tiến công vũ bão của Đức Quốc xã nhằm triệt hạ thành trì chỉ đạo Đệ tam Quốc tế Liên-sô.
Ban đầu, Trung Hoa Dân Quốc đứng về phe Trục, nhưng lại bị Nhật Quân Phiệt áp đảo chiếm trọn Mãn Châu Loan rồi tấn công vào khắp Hoa lục.
Trung Hoa Quốc Cộng liên hợp chống trả mòn mỏi mãi cho đến ngày 07. 12.1941 khi không lực Nhật dùng hằng trăm phi cơ tiêu diệt trọn hạm đội mạnh nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương, đang đậu tại Trân Châu Cảng, quần đảo Hawai. Thế là Mỹ tuyên chiến với phe Trục " Nhật, Đức , Ý "
* Cước chú :
Theo JJ Servan Schreiber trong cuốn Le Défi Mondial - Paris 1980, thì Tổng Thống Mỹ Roosevelt đã hy sinh hạm đội đó để nhử Nhật. Nhật diệt hạm đội đó thì dân chúng Mỹ mới phẩn uất, cho Ông quyền được tham chiến bên cạnh Đồng Minh. Ngay từ đầu Đệ II thế chiến, dân Mỹ chỉ muốn trung lập và Ông đã hứa với dân sẽ trung lập đứng ngoài cuộc Thế chiến để dân bầu cho Ông tái nhiệm chức Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ 3, từ trước tới nay chưa có ai được làm Tổng Thống Mỹ 3 nhiệm kỳ.
Khi Tư bản Mỹ thực thi hay thay đổi chiến lược thì việc tréo cẳng ngổng nào cũng có thể xãy ra !
Đầu năm 1942, Mỹ Tư Bản và Anh Đế Quốc long trọng mời Trung Hoa Dân Quốc vào phe Đồng Minh và xóa bỏ hết các điều ước bất bình đẳng ký kết từ đời Thanh triều để xoa dịu và chiêu dụ Trung Hoa.
Bổng nhiên, Trung Hoa Dân Quốc trở thành một trong Tứ Cường " Mỹ, Nga, Anh, Trung ". Quân viện Mỹ, Nga, Anh ào ạt đổ vào tiếp trợ Trung Hoa để chống Nhật.
Tiên liệu từ năm 1935, chính những dữ kiện trên sẽ làm xao động cuộc diện đấu tranh dành độc lập cho quê hương, giải phóng dân tộc. Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh đã từng khẳng định một cách sáng suốt :
" Những triết thuyết, những chủ nghĩa đương thời đều không thích hợp với dân tộc Việt Nam và đều có


sai lầm ".
Bởi vì, những cường quốc khai sinh ra những chủ nghĩa, hổ trợ cho chính chủ nghĩa đó của mình, xuyên qua những phong trào cường lực, phát động lan rộng khắp toàn cầu, thật sự chỉ muốn chính quốc gia mình cầm đầu giềng mối chỉ đạo chủ nghĩa đó và chỉ có quốc gia mình mà thôi !
Những cường quốc khai sinh ra chủ nghĩa, vào những thời điểm cần thiết, thường hay xếp chủ nghĩa qua một bên để đặt quyền lợi của quốc gia mình trên hết.
Cho nên, những phong trào đấu tranh dành độc lập quê hương, giải phóng dân tộc dựa vào những chủ nghĩa ngoại lai, không thể nào vượt qua được định luật đó để thật sự dành được độc lập cho quê hương và giải phóng dân tộc mình.
Biến chuyển quân sự, chính trị trên thế giới nhất là những chiến thắng thần tốc của Nhật Quân Phiệt trên toàn vùng Đông Nam Á, khiến Mỹ Tư Bản tham chiến, đồng thời, tiếp viện Trung Hoa Dân Quốc hòng thay đổi vị thế để đối đầu với Nhật Quân Phiệt trên toàn thể bán đảo Đông Dương. Đảng Cộng Sản Đông Dương phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này bởi lý do thật giản dị :
-Thỏa thuận giữa Mỹ Tư Bản và Liên-Sô Cộng Sản áp lực Trung Hoa Dân Quốc phải bật đèn xanh để Tình Báo Mỹ OSS ( tiền thân CIA ) chi viện quân sự cho Đảng Cộng Sản Đông Dương xuyên qua biên giới Trung Hoa / Đông Dương, nhờ thế lực lượng Gỉải Phóng Quân ra đời và nhiều tổ chức ngoại vi xuất hiện.
Theo chỉ đạo của Đệ tam quốc tế, thông qua phương sách của đảng Cộng Sản Trung Hoa nên từ năm 1930, cán bộ Cộng Sản Việt Nam được trui luyện từ Komintern Liên-sô bí mật trở về Đông Dương, họ thay hình đổi dạng thâm nhập vào các Tổ chức Đảng phái bản địa, đội lớp Quốc gia, giả mạo tinh thần Dân tộc. Đồng bào cả tin, nên trọn 10 năm dài hoạt động, họ len lỏi sâu vào các tổ chức đấu tranh từ Bắc Trung Nam .
Từ năm 1943 thời cuộc biến chuyển, thế tiến công vũ bảo của Nhật Quân Phiệt yếu dần biến thành thế thủ, sau những trận hải chiến dữ dội thãm bại trước Quân đội Tư Bản Mỹ ở Thái Bình Dương.
Cùng lúc, Liên-Sô Cộng Sản phản công đại thắng trận Stalingard, tiêu diệt và loại ra khỏi vòng chiến nhiều binh đoàn tinh nhuệ Đức Quốc Xã, xoay ngược hẳn thế cờ, đẩy chiến trường mặt Đông của Đức Quốc Xã lui dần về biên giới Đức. Khí thế trận chiến thắng này, chính là lợi khí chính trị mà các cán bộ Cộng Sản Đông Dương dùng làm vũ khí tuyên truyền để chiêu dụ lòng yêu nước của đồng bào khát khao độc lập vùng lên. Quần chúng mọi giới nức lòng, ồ ạt tham gia vào các tổ chức đấu tranh chống Nhật Quân Phiệt và Pháp Thực Dân để giải phóng quê hương. Nhưng, những tổ chức đó lại do chính cán bộ Cộng Sản Chủ Nghĩa, tay sai Đệ Tam Quốc Tế dựt giây .
Hào quang của Chủ Nghĩa Cộng Sản xuyên qua sự thành công của cuộc cách mạng Bolcheviks rồi tiếp đến Hồng Quân Liên-Sô phản công đè bẹp Quân đội Đức Quốc Xã trên toàn bộ mặt trận Đông Âu. Chừng đó yếu tố đủ để người dân tin tưởng Chủ Nghĩa Cộng Sản chính là bửu bối cho cuộc đấu tranh giành độc lập.
Vay mượn Thế lực Cường quốc và Chủ Nghĩa Cộng Sản Liên-Sô để đánh đuổi Quân phiệt Nhật và Thực dân Pháp dành độc lập là một lẽ. Nhưng, Bảo tồn Độc lập và Sinh tồn Dân tộc lại là một lẽ khác !
Nhận định sự kiện nửa vời đó Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh đã quả quyết :
- Quốc tế Chủ nghĩa không thể giải quyết được vấn đề Sinh Tồn Dân Tộc !
Muốn giải quyết vấn đề sinh tồn, chúng ta không thể chủ trương thực hành quốc tế chủ nghĩa được. Chủ trương như thế thì bao giờ cũng vẫn hoàn toàn là ảo tưởng. Xét về phương diện tâm lý, chủ nghĩa quốc tế không thích hợp với những bản năng cội gốc của loài người, mà về mặt thực tế lại càng không có lý do tồn tại .
Tay sai Cộng Sản Chủ Nghĩa, bọn lính tiên phuông tiền đạo của Đệ tam Quốc tế, vào thời điểm sắp tàn Đệ Nhị Thế Chiến thừa nước đục thả câu .
Chẳng khác thành phần Việt gian cấu kết Cường quyền Quốc tế, làm tay sai nối giáo cho Thực dân Pháp và Đế quốc Tây Ban Nha, đánh chiếm nước Đại Nam ta cách 80 năm về trước, khi họ thấu rõ sự yếu hèn của triều đình Huế vào thời Nguyễn mạt. Không thể nào truy tìm được ở họ tinh thần Dân tộc thật sự, cái điều mà họ thường điêu ngoa là đấu tranh cho Sinh tồn Dân tộc, rõ ràng là ngụy biện ! Làm thế nào vừa phục vụ cho Cường quyền Quốc tế, tay sai Thực dân, cán bộ Quốc tế Cộng Sản mà lại có được tinh thần yêu nước, thương nòi, thắm nhuần Chủ thuyết Sinh tồn Dân tộc của Tiền nhân !
Bởi vì : Tham vọng của Cường quyền Quốc tế, quyền lợi của Thực Dân và mưu đồ ngụy đại đồng của Quốc tế Cộng sản đều là khắc tinh đối với Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn !

Còn tiếp

samedi 26 novembre 2011

Triết luận


Âm Dương - Động Tịnh

Trích trong ( Triết Học Đông Phương )

Thu-Giang Nguyễn Duy Cần

Người ta phần đông ngày nay thường bảo : Hễ là người thức giả có óc cách mạng mới hợp thời. Nếu hễ bàn đến cách mạng thì người ta thường nghĩ đến sự phá hoại triệt để, cắt đứt quá khứ để mà kiến thiết tương lai.
Nghĩ như thế là sai lầm. Con người, với thời gian, là một cái gì liên tục, không thể bao giờ gián đoạn được. Theo nhà tâm lý học trứ danh C.Jung thì nơi đáy lòng của mổi người đều có một cái bản ngã riêng và một cái bản ngã chung, gọi là siêu ngã
Cái bản ngã chung ấy là sự kết tinh của những tư tưởng, tình cảm, tôn giáo, luân lý, tập quán .....giáo dục v.v..... của mấy ngàn đời kết lại. Nó chi phối cái bản ngã ta trong mỗi hành vi tư tưởng của ta hằng ngày, chỉ có điều là ta vô tâm mà không dè đó thôi. Phủ nhận nó là một điều không thể được. Cái bản ngã ấy chính là cái " Hồn Dân Tộc " đâu phải nhất đán mà trừ khử được .
Một người " Vong bản " đến mực nào cũng vẫn mang nơi đáy lòng cái dấu vết của tâm hồn chung ấy, cho dù khoát lớp áo bên ngoài của Tổ chức, Đảng phái hay Tôn giáo .
Sức mạnh của một Quốc gia hay một Dân tộc là ở chỗ kết tinh Ấy có thật sự và có được bền chắc hay không .
Việt Nam chúng ta sở dĩ chịu đựng mọi thử thách đến từ những Cường lực và Văn hóa ngoại xâm cũng nhờ cái hồn dân tộc ta,
Cái siêu ngã ấy của ta cứng rắn vô cùng . Nhưng sức cứng rắn ấy không nên thái quá đến mất cả sự mềm dẻo của nó . Không cứng rắn thì "Hồn Dân Tộc" không cố thủ lâu dài, mà không mềm dẻo thì không thể thích ứng kịp theo sự thay đổi của trào lưu tiến hóa . Cái tính quá mềm dẻo, dể uốn nắn của quốc hồn, khiến cho dân chúng hay xua nhau vào những cuộc cách mạng liên miên. mỗi một cái gì mới lạ thì uà nhau mà theo, không phân biệt phải quấy, tốt xấu, vong bản, ngoại lai .....Theo họ, ai không như họ là thoái hóa, lạc hậu, phản động, vô thần ......
Cách mạng như thế là không sáng suốt ; Tin theo như thế là mù quáng điên cuồng .
Những giống sinh vật trên đời, những tập thể cũng như tất cả những dân tộc trên thế giới , phải bị tiêu diệt nếu quá kiên cố trong một quá khứ lâu đời hay lỗi thời đến hết còn thế nào thích ứng được với những điều kiện mới của cuộc " Sinh-tồn ", cũng như nó phải bị tiêu diệt, nếu nó cứ cách mạng không tưởng liên miên , cách mạng không sáng suốt liên tục , đối nghịch lại sự " Sinh-tồn Dân- tộc ".
Quốc gia bền vửng, Dân-tộc Sinh-tồn chính là Quốc gia Dân tộc đó khéo giữ được thế quân bình giữa hai tính mâu thuẫn ấy, tính kiên cố và mềm dẻo, Quốc gia dân tộc ấy sẽ tồn tại giữa những Cường quyền Bạo lực trên Thế gian này .
Thật vậy, phàm mỗi sinh vật đều có Hai tính mâu thuẩn nhưng thăng bằng chi phối, là ĐộngTịnh. TịnhÂm, mà ĐộngDương, Âm thì thu lại ( thủ thế lại ), Dương thì tán ra ( tấn công ra ). Trong sự hít thở, đó cũng là đạo Âm Dương. Hút vô là Âm, Âm có tính cố thủ lại những gì mình đã thọ được . Thả ra là Dương, Dương có tính ly tán, nhả ra những gì mình không nên giử lại. Trong sự ăn uống và bài tiết cũng là đạo Âm Dương đó.
Sự vật đều là vô thường cả, nghĩa là luôn luôn biến đổi, lạnh biến thành nóng, nóng biến thành lạnh, sáng biến thành tối, tối biến thành sáng, vinh biến thành nhục, nhục biến thành vinh, phải biến thành trái, trái biến thành phải, động biến thành tịnh, tịnh biến thành động..... những cặp đối đích ấy chỉ là về mặt bề trái của một thực tại mà thôi .
Động ở trong Tịnh mà ra, Tịnh nhân Động mà có. Vật nhờ Tâm mà không, Tâm nhờ Vật mà hiện. Hai thứ đối đích ấy cũng đồng một gốc mà ra, tuy 2 mà 1 .
Không có Âm thì Dương không nơi nương tựa, mà không có Dương thì Âm làm sao biến chuyển ... Nghĩa là Tối là điều kiện của Sáng, Tịnh là điều kiện của Động ...người ta không thể quan niệm Động mà không có Tịnh. Sáng mà không có Tối, sự liên quan của hai lẽ đối đích ấy rất chặt chẽ không bao giờ rời nhau được.
" động " mới có " đổi đời "," đổi đời " mới có sự " trở nên "Trong vũ trụ, trên thế giới không có cái gì là không Động, không đổi đời. Trong một hạt nguyên tử, khoa học ngày nay cũng đã khám phá ra rằng dưới hình thức như là " bất động" bề ngoài, bên trong thực sự là một sự biến động cực kỳ mãnh liệt của hai luồng âm dương quây quần mãi bên nhau với hai tốc lực phi thường.
Cũng như, quả đất ta đang sống đây, thấy như im lặng mà thật sự nó đang quay chuyển xung quanh mặt trời với một tốc độ mãnh liệt.
" Đổi đời " là cái luật chung và là cái luật lớn của vạn vật. Bỏ qua luật ấy, hay quên để ý đến cái luật " Đổi đời " ấy, thì suy nghĩ xét đoán sai lầm ngay.
Xét đoán việc xưa, việc nay, việc sẽ tới mà không để ý đến cái luật " Trở nên " là xét đoán vô căn cứ.
Tư tưởng theo luận lý hình thức, thì có là có, không là không, phải là phải, quấy là quấy...và luôn luôn tư tưởng chặt nịch như vậy.
Cho nên, người ta mới có kẻ đòi " đem cái phải mà trừ tuyệt cái quấy, cũng như lấy cái Âm mà trừ tuyệt cái Dương hay lấy cái Dương mà trừ tuyệt cái Âm "...
Họ bất chấp luật " Đổi đời ", luật " Trở nên ", luật " Biến dịch " từ trạng thái mâu thuẩn này sang trạng thái mâu thuẩn kia .
Việc đời cũng một thể. cái mà ta gọi là phải, chỉ có thể phải ở một mức độ nào, trong một trường hợp nào, chứ không phải nó luôn luôn phải ở bất cứ mức độ nào, ở bất cứ trường hợp nào.
Lạm bàn về Chính trị thời Xuân thu Chiến quốc, lúc Tướng quốc Quản Trọng đau nặng, Tề Hoàn Công đến thăm, cầm tay hỏi :
- " Nếu Trọng phụ bất hạnh mà có sự gì, tôi biết giao quyền chính cho ai ? "
Bây giờ Ninh Thích đã mất rồi, Quản Trọng thở dài than tiếc :
- " Tiếc thay Ninh Thích ".
Tề Hoàn Công hỏi :
-" Bộ người tài đã hết rồi sao ? Tôi muốn giao quyền bính cho Bảo Thúc, Trọng phụ nghĩ sao ?"
Quản Trọng nói :
- " Bảo Thúc là người quân tử, nhưng không thể cầm quyền chính trị được, vì hay phân biệt thiện ác quá. Yêu điều thiện thì phải, chớ ghét điều ác quà thì không ai chịu được ".
Lời tiên đoán của Quản Trọng thật không sai, Quản Trọng mất, Bảo Thúc lên thay, Tề Hoàn Công quả mất ngôi Bá.
Người cầm quyền trị nước đâu phải là người không biết rõ thiện ác. Họ biết rõ lắm. Họ biết ở đâu là thiện, ở đâu là ác, tới đâu là còn thiện, tới đâu là thành ác. Người cầm quyền trị nước là người biết tiến, biết thối, biết lấy, biết bỏ...không chấp nhất vào một cái phải hay cái quấy nào cả.
" Phần đông, chỉ biết tiến mà không biết lúc phải thối, chỉ biết giử cho còn, mà không biết làm mất đi, chỉ biết lấy cho kỳ được, không biết lúc phải bỏ đi...nên hể hành động chắc chắn không khỏi có điều hối hận " ( Kinh dịch ).
Làm chính trị mà triệt để " lấy một cái Phải dể trừ tuyệt cái Quấy" thì may ra chỉ có ở chế độ độc tài độc đảng mới có được lũ người " hoan hô " một chiều, không có người "chống đối " . Ở chế độ này thì chỉ có một cái Phải mà tất cả mọi người đều phải " hoan hô ", và cúi đầu nghe theo như mệnh lệnh, bằng lòng với số mệnh đã an bài. Nhưng, phải coi chừng luật quân bình !
Không sớm thì muộn, không sao tránh khỏi, nhân dân trong nước sẽ có ngày " lập lại quân bình ", đem lại công bình cho xã hội, đem lại cái phải, cái phải của nhân dân .
Trong trời đất không có hiện trạng " âm cô dương tuyệt " hay là " dương cô âm tuyệt " mà trái lại, hể âm cực thì dương sinh, dương cực thì âm sinh ...dù muốn hay không ta không làm sao làm nghịch nổi với Đạo lý Biến dich...Hiểu khác hơn là nguy hiểm vô cùng vì đã hiểu sai rất xa sự thật. Chỉ có những kẻ kém thông minh, hạn hẹp mới sở cầu " Độc tài ", sinh ra những tư duy nông nổi, ngông cuồng là tin tưởng đến một cái " Phải " tuyệt đối của mình thôi .
Biết được suốt cái lẽ Đạo rồi, thì không ai dám đi làm cái việc triệt để theo một cái Phải nào, để " trừ tuyệt " cái Quấy tương đương với nó. Trời Đất còn không bao giờ có thể làm được việc ấy ! Bởi vậy, làm chính trị mà không hiểu hoặc không đếm xỉa gì đến luật quân bình, thường phải gặt lấy những kết quả tai hại.
Dồn sự vật vào tình trạng " âm cô dương tuyệt " hay "dương cô âm tuyệt " mà làm hỏng cả đại sự, đem tai họa cho cả Dân tộc, gieo thãm cảnh trên khắp Quê hương.

Thu-Giang Nguyễn Duy Cần



Ngày Xưa Còn Đi Học

Ngày Xưa Còn Đi Học – Thanh Lan Ánh Trăng Music

Lệ Chia Ly

Lệ Chia Ly - Nhạc số

Câu đối của Vũ Hoàng Chương


Anh Huy phổ nhạc
Lửa 10 phương-Nước 1 ngày
Lửa mười phương, lửa mười phương chứng minh cõi nào chẳng Phật !
Lửa mười phương, lửa mười phương chứng minh cõi nào chẳng Phật !
Nước một ngày, nước một ngày hôn ám hận ấy không Trời. !
Nước một ngày, nước một ngày hôn ám hận ấy không Trời !
Hù hu hu hú hu ...Hù hu hú hu hù.

Lửa mưới phương chứng minh cõi nào chẳng Phật !
Nước một ngày hôn ám hận ấy không Trời !
Hù hu hu hú hu ...Hù hu hú hu hù.
Lửa mười phương chứng minh cõi nào chẳng Phật !
Nước một ngày hôn ám hận ấy không Trời !
Hù hu hu hú hu ...Hù hu hú hu hù.

nhạc Anh Huy


Màu Thời Gian ( Slowly )
Màu thời gian điểm sương mái tóc ta rồi,
trời còn xanh sao lòng ta mãi bơ vơ.
Màu thời gian quầng sâu khóe mắt ta rồi,
đêm đông còn ngọc ngà trên vóc giai nhân.

Màu thời gian nhẹ hôn trên má xuân hồng,
người tình ơi thiên đường nay đã rong rêu.
Màu thời gian nhầu nát trái tim ta rồi,
mưa thu về từng chiếc lá vàng rơi rơi.
Mùa hạ đến nước trên sông nước ra khơi trở về nguồn.
Một cành hoa sống lênh đênh sống phân vân trong biển nhớ.
Cuộc đời ta kiếp tha hương kiếp lưu vong ôi rã rời.
Bài hận ca đến khi nào đến khi nào ta viết xong !
Màu thời gian nhạt phai tia nắng ban chiều,
ngày dài thêm hao gầy thiên thể hôm qua.
Màu thời gian nhuộm tím nét môi yêu kiều,
Sao mây ngàn không vỡ tan thành cơn mưa .

nhạc Anh Huy

Như Tuổi Nằm Nôi ( Balade - Chậm buồn )
Chiều nghiêng nghiêng soi dốc tâm hồn, Đàn chim non vỡ tổ xa bầy.

Ôi nước non đang cơn thống khổ điêu tàn, thù này ôm nặng trong tim.
Chiều suy tư qua mấy cơn buồn, Nhìn quê hương nơo cuối chân trời.
Sao bước chân ta như khắc khoải ... bây giờ, bạn bè đâu còn ai quen.
Ta mơ đến một ngày, một ngày trở về quê hương, tìm lại ruộng vườn thân yêu.
Đêm... có ánh trăng ngà !
Ngày... nắng vàng kiêu sa !
Em... sống trọn tuổi già.
Chiều lang thang lê gót lưu đầy, Đàn chim non mỏi cánh rã rời.
Thôi nói năng chi thêm xót dạ cho người, một đời như tuổi nằm nôi.

Anh-Huy

Dân tộc Sinh tồn
( Phần 1 )





Bám chặt vào lòng dân tộc, tạo thành sức mạnh vạn năng giữ vững nền độc lập, bảo vệ lãnh thổ vẹn toàn, xây dựng dân chủ, kiến tạo tự do hạnh phúc cho toàn dân, đưa Tổ quốc Quê hương đến đỉnh vinh quang, thịnh vượng phú cường, đó chính là mục đích tối hậu của chủ thuyết Dân tộc Sinh tồn !
Mục đích tối hậu đó, bắt nguồn vào năm 968 khi Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân, lên ngôi xưng Đế hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô tại Động Hoa Lư và đặt Quốc hiệu là " Đại Cồ Việt " .
Triều đại nhà Đinh chỉ một đời ngắn ngủi chuyển qua nhà Tiền Lê truyền được ba đời đến năm 1009. Ngọa Triều Lê Long Đĩnh mất, quần thần tôn Tả-thân-vệ Điện-tiền Chỉ-huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi vua, xưng đế hiệu là Lý Thái Tổ.
Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời Đô về Đại La cải tên là Thăng Long tức là Hà Nội ngày nay.
Năm 1028,Vua Lý Thái Tổ băng hà, Thái tử Phật Mã lên ngôi tức là Vua Lý Thái Tông.
Năm 1054, Vua Lý Thái Tông băng hà, Thái tử Nhật Tôn kế vị lấy Đế hiệu là Lý Thánh Tông.
Vua Lý Thánh Tông phán rằng : Chữ Đại và chữ Cồ đồng nghĩa là to lớn, nên bỏ bớt chữ Cồ, sắc chỉ đổi Quốc hiệu nước ta là " Đại Việt " Từ đó, Chủ Thuyết Đại-Việt Sinh-Tồn được hun đúc và phát nguồn .
Chủ-Thuyết Đại-Việt Sinh-Tồn phát khởi dựa vào quốc hồn, quốc túy của dân tộc, hòa nhập cùng với tinh thần Bi, Trí, Dũng thượng thừa của Phật Giáo du nhập vào đất nước ta từ hơn 10 thế kỷ đã qua .
Thể hiện thiết thực Chủ-Thuyết Đại-Việt Sinh-Tồn nhằm bảo vệ nền tự chủ và vẹn toàn Tổ Quốc, Đại Tướng Soái, Thái Úy Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt đã xuất khẩu thành bài thơ tứ tuyệt và tuyên đọc trong trận chiến chống quân nhà Tống xâm lăng như một bản tuyên ngôn độc lập đầy hùng khí sinh tồn đầu tiên trong lịch sử dân tộc Đại Việt :
" Nam-quốc sơn-hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lổ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "
Bản dịch :
" Núi sông Nam-Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở,
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ . "
Triều đại Nhà Lý với chiến công hiển hách : Bắc phạt Tàu Tống, nam bình Chiêm Thành, cương thổ khuếch trương rộng mở, đất nước tự chủ phú cường, dân tộc ấm no hạnh phúc. Đó chính là hành sử Chủ Thuyết Đại Việt Sinh Tồn một cách thiết thực và khéo léo.
" Chủ Thuyết Đại Việt Sinh Tồn " không phải là một thành ngữ suông để tạo hấp dẫn chính trị, tranh dành quyền lực bè phái mà chính là đường hướng đấu tranh chính trị trung thực của dân tộc đứng trước tính trạng bạc nhược suy vong của đất nước .
Sự bạc nhược suy vong phơi bày khi Triều đình Huế nhà Nguyễn hạ bút ký vào bản văn kiện đầu hàng Pháp và Cường lực quốc tế vào ngày 06.06.1884 tại Huế, chấp nhận nhục nhã sự bảo hộ của nước Đại Pháp lên trên toàn lãnh thổ Đại Nam chúng ta.
Bản văn kiện đó thường được gọi là " Hòa ước năm Giáp Thân 1884 " hay " Hòa ước Patenôtre ".
Quốc hiệu từ "Đại Cồ Việt" chuyển qua "Đại Việt", đổi thành "Việt Nam", rồi đến" Đại Nam". Vào đầu thế kỷ thứ 19 quyền lực của Triều đình nhà Nguyễn Phúc chế ngự toàn thể Đông Dương .
Thế mà giữa thế kỷ 19 vào năm 1858, đất nước chúng ta phải thúc thủ dưới lằn đạn thần công đại bác xâm lược của liên quân Pháp và Tây Ban Nha, tấn công vào Đà Nẳng.
Sự yếu hèn của Nguyễn Phúc Ánh chỉ vì nuôi chí phục nghiệp Chúa, chống lại Triều Nguyễn Tây-Sơn, đoạn lòng phụ tử, giao Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh mới 4 tuổi cho Giám mục Bá Đa Lộc rửa tội cải theo đạo Thiên Chúa, đóng vai làm con Tin, mang sang Pháp cầu viện, mở
đường rước voi Thực dân & Cường lực Quốc tế về dày xéo quê hương đất tổ !
Nhận thức được sự lầm lẫn của phụ hoàng, Hoàng Đế Minh Mạng sáng suốt thay đổi đối trị, chặn đứng hiểm họa xâm lăng của Thực dân và Cường lực Quốc tế mưu đồ thống trị nước Đại Nam ta qua nhiều hình thức.
Vào thời đó, sức mạnh liên hoàn vô địch của Thực dân và Cường lực Quốc tế hầu như thống trị toàn cầu, hai triều vua Thiệu Trị và Tự Đức kế tiếp bất lực đành thúc thủ. Bản văn đầu hàng mang tên " Hòa ước Patenôtre 1884 " buộc Triều đình Huế hạ bút ký, chấp nhận Thực dân Pháp bảo hộ. Nước Đại Nam mất quyền tự chủ và dân tộc Việt trở thành " thuộc dân " của nước Pháp!
Thắm nhuần Chủ Thuyết Đại Việt Sinh Tồn, hun đúc tâm nguyện Bi Trí Dũng Phật Giáo từ hơn 2000 năm trôi qua, kết tụ thành Tam giáo quy nguyên, trui luyện tinh thần quốc gia dân tộc vùng lên, nung sôi chí khí quật cường, tác động thành những Phong trào Cần Vương, Phong trào Văn Thân nổi lên khắp nơi từ Nam chí Bắc, đồng loạt tổ chức kháng chiến chống lại thế liên hoàn của Thực dân Pháp và Cường lực Quốc Tế, đang phân chia lãnh vực thực hiện cuộc đô hộ đất nước chúng ta ! Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác đều bị đốn ngã, làm thế nào giáo mác, búa rìu, tầm vông vạt nhọn, tay không chống cự nổi với súng đạn đại pháo thần công.
Đằng khác, miếng mồi quyền thế danh lợi đã khiến bọn Việt gian bán rẽ lương tâm, quên đi giống nòi, cộng tác sống chết với Thực dân và Cường quyền Quốc tế đang bành trướng mưu đồ thống trị thế giới một cách tinh vi theo chiều dọc !
Vào tháng 10.1917, Lénine lèo lái cuộc cách mạng Bolcheviks Nga sô thành công xuyên qua chủ thuyết Quốc tế Cộng sản, tiến tới việc thành lập Cộng hòa Liên Bang Sô Viết, phát động Cách mạng Quốc tế Vô sản với chiêu bài giải phóng các dân tộc bị trị trên thế giới và những nước nhược tiểu trên toàn cầu đang bị các cường quốc Tây phương xâm chiếm làm thuộc địa.
Thế chiến thứ I kết liểu, tiếp đến cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra ....
mâu thuẩn chính trị, tranh chấp quyền lợi, các cường quốc thắng và bại trận sắp sửa bị lôi kéo vào một cuộc thế chiến mới quyết liệt và tàn khốc hơn !
Sự liên kết trắng trợn giữa Thực dân Pháp và Cường lực Thần quyền Quốc tế áp đặt nền đô hộ trên quê hương ta trãi dài đến tiền bán thế kỷ 20, chính là nguyên nhân tạo môi trường để Cộng sản Quốc tế cấy sinh trùng " Cách mạng Vô sản " vào phần đất Đông Dương.
Dựa vào Chủ thuyết Quốc tế Cộng sản yêu mị, phóng mắt nhìn sự thành công cuộc cách mạng Bolcheviks Nga sô một cách quá mê muội, tin tưởng thành trì Liên sô là hậu phương bền vững cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và dành lại nền độc lập cho quê hương. Hằng loạt thanh niên yêu nước đã dấn thân vào trường tranh đấu qua sự dựt dây của các cán bộ
Quốc tế Cộng sản.
Sự bành trướng Chủ thuyết Quốc tế Cộng sản trên toàn bán đảo Đông Dương trong thời gian này không khác chi " Cá gặp Nước, Diều gặp Gió " Mặc dù là tà thuyết ngoại lai huyễn hoặc, nhưng lại đúng thời điểm, đánh trúng vào ngay tâm lý " bài Phong, đã Thực " của người dân bị trị .
Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nổi lên khắp nơi, hầu như đều bị cán bộ Cộng sản Quốc tế len lõi thâm nhập.
Hấp thụ truyền thống Việt Nho và tinh thần Bi Trí Dũng của gia đình, hun đúc bởi Chủ thuyết Đại Việt Sinh Tồn từ thời cường thịnh của Triều đại Nhà Lý khi phát động chiến dịch phạt Tống bình Chiêm cách nay gần đúng 1000 năm.
Vào năm 1935, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh trong những bài tiểu luận viết tại Hà Nội, Ông đã khẳng định : " Những triết thuyết, những chủ nghĩa đương thời đều không thích hợp với
dân tộc Việt Nam và đều có sai lầm ". Vào ngày 10.12.1938, Nhà Cách Mạng Trương Tử Anh công bố một hệ thống tư tưởng về triết học và chính trị, đó là : Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn .


Còn tiếp